Ngày 5.8, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định bất kể cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp sắp tới có kết quả thế nào, tổng tuyển cử vẫn được tiến hành vào năm 2017.

Thái Lan vẫn tổ chức tổng tuyển cử năm 2017 bất chấp kết quả trưng cầu ý dân

Cẩm Bình | 05/08/2016, 21:16

Ngày 5.8, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định bất kể cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp sắp tới có kết quả thế nào, tổng tuyển cử vẫn được tiến hành vào năm 2017.

Trong cuộc gặp gỡ báo giới khi đang có mặt tại căn cứ quân sự ở tỉnh Nakhon Nayok, ông Prayuth đã lên tiếng kêu gọi mọi người dân Thái Lan hãy tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp mới vào ngày 7.8 tới.

Ngoài ra, ông cam kết dù kết quả trưng cầu ý dân ra sao thì tổng tuyển cử sẽ vẫn được tiếnhành vào năm 2017.

“Tương lai của đất nước sẽ được định đoạt trong 2ngày tới. Chúng tôi sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017 đúng như những gì chúng tôi đã hứa”, ông Prayuth cho biết.

Nói về dự thảo hiến pháp và cuộc trưng cầu ý dân, ông Prayuth cho biết cá nhânông ủng hộ và sẽ bỏ phiếu chấp nhận dự thảo.

Ông giải thích:“Không có bản hiến pháp làm hài lòng 100% người dân. Tôi sẽ tham gia vào cuộc trưng cầu ý dân với tư cách cử tri và tôi sẽ bỏ phiếu chấp nhận dự thảo hiến pháp mới”.

Cam kết của Thủ tướng Prayuth trái ngược với đánh giá mànhiều nhà phân tích từng đưa ra.

Các nhà phân tíchcho rằngchính phủ quân sự đang cầm quyền sẽ chỉ lên kế hoạch tổng tuyển cử nếu dự thảo hiến pháp được chấp nhận, bằngkhông thì quá trình trở về với nền dân chủ sẽ bị kéo dài vì các nhà làm luật Thái Lan sẽ phải tiếp tục sửa hoặc soạn ra dự thảo mới.

Nhiều chuyên gia đã đánh giá cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 7.8 là cuộc thử nghiệm chính trị lớn đầu tiên cho chính phủ quân sự Thái Lan.

Lực lượng tình nguyện phát tờ rơi kêu gọi người dân tham gia trưng cầu ý dân - Ảnh: Southeast Asia Globe

Theo những người phản đối, dự thảo hiến pháp mớinếu được chấp nhận sẽ hạn chế vai trò của cácquan chức dân cử trong khi lại tăng quyền hành và cho phép quân đội nắm quyền thêm nhiều năm sau tổng tuyển cử.Trong khi đó, chính phủ quân sự lại cho biết không có ý định duy trì chế độ quân sự.

Theo hãng tin Reuters, tham vọng của quân đội Thái Lan là muốn bảo đảm các vụđảo chính không cần thiết như năm 2014 sẽ khó có khả năng xảy ra lần nữa.Chính vì vậy mà bản dự thảo hiến pháp đã đặt ra cácđiều khoản cho phép quân đội có vai trò giám sát phát triển kinh tế và chính trị của đất nước.

Kể từ năm 1932 đến nay, tạiThái Lan đã xảy ra 19 vụđảo chính, trong đó12 vụđảo chính thành công.Trong 29 thủ tướng từng cầm quyền có đến 12 người là do quân đội đưa lên. Bản thân ông Prayuth Chan-ocha cũng là một tướng quân đội được đưa lên làm thủ tướng sauđảo chính năm 2014.

Cẩm Bình (theo Jakarta Globe)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan vẫn tổ chức tổng tuyển cử năm 2017 bất chấp kết quả trưng cầu ý dân