Choáng váng vì những bất ổn chính trị và tài chính tại nước mình, người Venezuela đang ùn ùn tìm cách sang Mỹ tị nạn với số lượng chưa từng có trong lịch sử.
Số người Venezuela tìm cách sang Mỹ để tị nạn đã tăng vọt lên 10.221 ngườichỉ trong khoảng thời gian từ tháng 10.2015 đến cuối tháng 6.2016. Con số này gần gấp 3 lần thời gian cùng kỳ trước đó, theo báo cáo được Trung tâm nghiên cứu Pew đăng tải hôm 4.8.
Số người xin tị nạn trên cũng làm Venezuela trở thành nước đứng thứ 3 có người xin tị nạn chính trịở Mỹ, chỉ sau Trung Quốc với 11.826 trường hợp và Mexico với 10.749 trường hợp.
Những người tị nạn từ Venezuela sẽ trở thành một cộng đồng mới trong số các cộng đồng di dân tại Mỹ, do số lượng di dân ngày càng tăng trong thời gian qua.
Vì là một thành viên thuộc diện giàu có của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tại Venezuela có một tầng lớp trung lưu khá đông so với các quốc gia láng giềng. Khi nước này vẫn trong thời gian thịnh vượng hơn và ổn định chính trị thì nhiều người đến Mỹ du lịch. Tuy nhiên, trước đây người Venezuela hầu như không tìm cách ở lại Mỹ.
Theo Pew, hiện tại Mỹ có một cộng đồng người Venezuela nhập cư lên đến 225.000 người, dự theo phân tích từ dữ liệu quốc tịch và nhập cư của Mỹ.Trong đó, có tới 60% số người đã sống tại Mỹ trong hơn một thập niên, nhiều người sống tập trung ở Doral, một khu vực ngoại ô của Miami và có thị trưởng là người gốc Venezuela.
Theo Pew, nhiều người Venezuela đã đến Mỹ với visa du lịch và ở lại cho đến khi thị thực quá hạn. Pew lưu ý rằng trong năm 2015, Venezuela nằm trong top 10 quốc gia cósố người ở Mỹ với một visa quá hạn.
Để xin tị nạn tại Mỹ là một quá trình tốn thời gian và cả tiền bạc, vì vậy thông thường người Venezuela chọn cách đơn giản hơn là ở lại quá thời gian thị thực du lịch. Mọi thứ thay đổi từ cuối năm ngoái tới nay khi chỉ tính riêng tháng 6.2016 có tới 1.370 đơn xin tị nạn của người Venezuela, trong khi thời điểm tháng 2.2014 chỉ có 92 trường hợp tương tự.
Những người xin tị nạn nếu thuộc diệnbị "khủng bố tinh thần" tại quê nhà thì họ có thể ở lại trước khi đơn tị nạn của họ được giải quyết. Điều này có nghĩa là họ có thể kiếm việc làm trong lúc chờ xét duyệt đơn xin tị nạn.
Việc xử lý các đơn xin tị nạn thực sự sẽ tốn rất nhiều thời gian và người viết đơn sẽ được ở lại Mỹ trong thời gian dài trước khi đơn được cứu xét. Tại bang Virginia, những người nộp đơn từ năm 2014 nay mới được cơ quan tị nạn mời lên phỏng vấn. Tại Califonia, người xin tị nạn từ 5 năm trước đang chờ tới lượt mình được phỏng vấn.
Khủng hoảng kinh tế tại Venezuela đang rất xấu, lạm phát lên tới 3 con số và thiếu hụt trầm trọngcác nhu yếu phẩm, thực phẩm và hàng loạt hàng hóa khác.
Cộng đồng Venezuela tại Mỹ dù khá ít, nhưng có học thức và kinh tế mạnh. Hơn một nửa số người gốc Venezuela tại Mỹ từ 25 tuổi trở lên có bằng cử nhân, so với 29% của tổng số người gốc Tây Ban Nha.
Theo Pew, khoảng 43% dân gốc Venezuela có quốc tịch Mỹ. Ngoài raTây Ban Nha là nước có nhiều người Venezuela muốn tới lưu vong nhất, chỉ sau Mỹ.
Chính phủ Venezuela và chính phủ Mỹ luôn trong trạng thái thù địch nhiều năm qua, chính quyềnCaracas thường xuyên chỉ trích Mỹ đứng saucác lực lượng đối lập trong nước thực hiện các cược biểu tình chống chính phủ. Thậm chí, vào năm 2014 Caracas chỉ trích Mỹ là nước đứng sau các vụ bạo loạn trên đường phố tại nước này và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington.
Thiên Hà (theo Fox News)