Bước chân vào TPP, ngành dệt may Việt Nam được kì vọng sẽ có những bứt phá quan trọng nhờ ưu đãi thuế. Tuy nhiên, quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu “từ sợi trở đi” đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp dệt may. 

Tham gia TPP, Việt Nam sẽ gặp khó về nguyên liệu dệt may

Một Thế Giới | 09/10/2015, 14:00

Bước chân vào TPP, ngành dệt may Việt Nam được kì vọng sẽ có những bứt phá quan trọng nhờ ưu đãi thuế. Tuy nhiên, quy định về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu “từ sợi trở đi” đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như doanh nghiệp dệt may. 

Làm giàu cho nước ngoài

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), chỉ tính riêng nửa đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may sang thị trường các nước thành viên TPP đã chiếm gần 70% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Trong khi đó, lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam luôn đạt giá trị lớn nhất trong 11 nước tham gia TPP còn lại.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, đạt 5,18 tỷ USD, tăng 11,01% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 50% trong khối thị trường TPP và đang có xu hướng tăng lên.
Tham gia TPP Viet Nam se gap kho ve nguyen lieu det may?
 Ngành dệt may được kỳ vọng sẽ tạo ra sự bứt phá khi Việt Nam gia nhập TPP, nhưng lại
gặp khó về vấn đề nguyên liệu
Nhìn vào nội tại của ngành dệt may Việt Nam, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các công đoạn có giá trị gia tăng thấp như cắt, may mà bỏ qua các công đoạn hết sức quan trọng, mang tính chất nền tảng của ngành như dệt, nhuộm, thuộc da…

Theo lý giải của giới phân tích, tình trạng bỏ ngỏ các công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp dệt may do chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Do vậy, các doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc đầu tư sản xuất đến nơi đến chốn.

Chỉ một số doanh nghiệp trong nước đầu tư ở lĩnh vực dệt, nhuộm… nhưng không khác gì muối bỏ biển, chỉ cung cấp chưa đến 20% nhu cầu sản xuất. Thậm chí, dù sản xuất sợi đã ít nhưng Việt Nam lại xuất khẩu tới hơn một nửa lượng sợi sản xuất được ra nước ngoài thay vì phục vụ trong nước.

Không có nguyên liệu sản xuất tại chỗ, doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu từ Trung Quốc. Thậm chí nhập khẩu từ những mặt hàng hết sức giản đơn như khóa, khuy… Do đó, ngành dệt may Việt Nam hiện đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, có mặt hàng phụ thuộc tới 90% nguyên liệu.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bà Đặng Phương Dung cho hay, giá trị gia tăng trong hàng dệt may của Việt Nam rất thấp. Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng không chiếm vị trí quan trọng. 
Lợi thế duy nhất của Việt Nam chỉ là nguồn nhân công giá rẻ. Nếu có thể tự lực cánh sinh thì Hiệp định TPP không chỉ tăng cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, mà còn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.
Cũng từ đây, nhiều ý kiến của giới chuyên gia cho rằng, ngành dệt may Việt Nam nếu cứ tiếp tục thế này sẽ không thể có được lợi ích gì từ TPP. Việt Nam chỉ xuất khẩu và làm lợi cho Trung Quốc. 
Chắc chắn rằng, nếu muốn có được ưu đãi thuế như cam kết khi vào TPP, Việt Nam phải chủ động được nguồn cung nguyên liệu. Đây là vấn đề hóc búa nhất của ngành dệt may trước thềm TPP.

Đâu là giải pháp?

Theo bà Nguyễn Thị Bích Liên, Phó Giám đốc Công ty may công nghiệp Đồng Nai, các cơ quan có trách nhiệm cần có chiến lược lâu dài để phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững. Bởi vì, theo bà Liên, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong nước là không tự chủ được nguyên liệu.
Tham gia TPP Viet Nam se gap kho ve nguyen lieu det may?
 
Theo TS Lưu Bích Hồ, không riêng gì dệt may, điện tử cũng có những  quy định về xuất xứ. Với dệt may, quy định xuất xứ từ sợi trở đi đặt Việt Nam trước nhiều thách thức. Trước nay, nhập khẩu sợi từ Trung Quốc rồi chúng ta sản xuất vải, quần áo… thì hiện nay đều không được chấp nhận ở các nước tham gia TPP, chúng ta sẽ không được hưởng thuế ưu đãi.

Do đó, ông Lưu Bích Hồ cho hay, vấn đề cốt yếu là phải tự chủ được nguồn cung trong nước, phải tự sản xuất được ít nhất là sợi. Chúng ta hiện vẫn có thể nhập bông về để sản xuất sợi, nhưng nếu tự chủ được nguồn nguyên liệu này trong nước thì tốt nhất.

Tuy nhiên, ông Lưu Bích Hồ cũng cho hay, những điều khoản chi tiết của hiệp định còn chưa được công bố nên mọi việc cũng chưa thể nhận định chắc chắn được điều gì.

Một hướng đi khác nữa là Việt Nam sẽ nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia cùng tham gia TPP. Tuy nhiên, chi phí để nhập khẩu nguyên liệu từ những nước này khá lớn nên đây không phải là phương án tối ưu.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu chủ động được nguồn cung và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tập trung vào những sản phẩm nền tảng của dệt may, hạn chế nhập khẩu thì Việt Nam sẽ có được lợi ích cực lớn từ TPP. Bằng không, nếu cứ phụ thuộc vào nguyên liệu của Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp FDI Trung Quốc thì Việt Nam đang xuất khẩu hộ cho họ, không thu được nhiều lợi ích.

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham gia TPP, Việt Nam sẽ gặp khó về nguyên liệu dệt may