Mặc dù không giữ được sắc xanh nhưng thị trường chiều 7.10 ghi nhận tính thanh khoản thị trường vẫn được duy trì ở mức khá cao.

Hiệu ứng TPP: Dòng tiền đổ vào chứng khoán

Một Thế Giới | 08/10/2015, 12:25

Mặc dù không giữ được sắc xanh nhưng thị trường chiều 7.10 ghi nhận tính thanh khoản thị trường vẫn được duy trì ở mức khá cao.

So với phiên giao dịch trước đó, dòng tiền đã giảm đi khoảng 14% tuy nhiên đây vẫn là phiên giao dịch thứ 2 thị trường đạt giá trị giao dịch hơn 2.000 tỉ đồng. Điều này phản ánh dòng tiền đang đổ dồn vào thị trường chứng khoán ngay sau khi TPP được ký kết. Nhiều khả năng trong các phiên T+2, T+3, giá trị trị giao dịch sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao.

Theo thống kê, lần gần nhất, thanh khoản thị trường đạt trên 2.000 tỉ đồng là 18.9. Còn lần gần nhất, giá trị giao dịch 2 phiên liên tiếp đạt trên 2.000 tỉ đồng, cũng đã diễn ra cách đây hơn 1 tháng (28.8 và 31.8).

Đáng lưu ý, sau phiên bán ròng 151 nghìn cổ phiếu, khối ngoại đã quay đầu mua mạnh FLC trên sàn HOSE trong phiên giao dịch hôm nay. Theo thống kê, phiên gần nhất khối ngoại mua vào nhiều hơn là phiên 18/9, mua vào 618 nghìn cổ phiếu.

Các mã trụ như BID (-2,44%), VNM (-0,97%), CTG (-1,48%), SSI (-1,22%) có dấu hiệu bị nhà đầu tư bán ra, khiến cho áp lực giảm tăng mạnh.

Các mã bảo hiểm trái ngược với phiên tăng kịch trần trước đó đều kết thúc phiên đi ngang hoặc giảm điểm nhẹ BVH (0%), BMI (-0,94%), BIC (-1,98%).

Kết thúc phiên, VN-Index giảm 1,72 điểm xuống 579,57 điểm, tương đương 0,3%. Khối lượng giao dịch 146,24 triệu cổ phiếu, tương đương 2.620 tỉ đồng.

Nhóm cổ phiếu dệt may, thủy sản và hạ tầng khu công nghiệp sau phiên tăng mạnh cũng bị bán ra để chốt lời. Theo đánh giá của các chuyên gia, TPP cần thời để có hiệu lực chính thức nên việc nhà đầu tư bình tâm trở lại là điều dễ hiểu.

Tại nhóm dệt may, trong khi KMR giữ giá tham chiếu thì STK giảm 1,1%, TCM giảm 3,32%. Trong khi các cổ phiếu cảng biển đều giảm như mã DVP giảm 0,92% xuống 54.000 đồng/cổ phiếu, HAH giảm 1,22%, GMD giảm 1,6%.

Còn dòng thủy sản cũng bị chốt lời nhiều và đồng loạt FMC giảm 2,21%, HVG giảm 3,76%, IDI tăng 3,61%, VHC giảm 2,84%.

Chốt phiên chỉ có các mã hạ tầng khu công nghiệp vẫn giữ được cầu vào khá KBC tăng 0,74%, ITA tăng 3,64%, DIG tham chiếu.

Trên sàn Hà Nội,  tác động của các mã lớn là rõ rệt khi ACB giảm 1,49%, PVI giảm 1,94%, khiến cho chỉ số không thể tăng trong phiên chiều. Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,73 điểm xuống 79,74 điểm, tương đương 0,91%. Khối lượng giao dịch tốt hơn rất nhiều, đạt 51,57 triệu cổ phiếu, tương đương 619,87 tỉ đồng.

Giống như các cổ phiếu dệt may trên HOSE, mã TNG cũng chịu áp lực bán ra khiến cho giá giảm 3,53%.

T.L
>> IS tuyên chiến với Tổng thống Putin, dọa tấn công ở Nga
>> 214 giáo viên kêu cứu vì bỗng dưng bị... cắt hợp đồng
>> Phá thai phải chứng minh bị hiếp dâm?
>> Hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên nhai đá lạnh
>> Kỳ 32: Những “lừa dối hào nhoáng” của Mao Trạch Đông
Bài liên quan
Nâng hạng chứng khoán: Chú ý nguy cơ thị trường sụt giảm mạnh khi nhà đầu tư rút vốn
Các chuyên gia cho rằng bên cạnh hiệu ứng tích cực, việc nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) cũng khiến thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
3 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệu ứng TPP: Dòng tiền đổ vào chứng khoán