Lễ hội đền thờ Bà Triệu Thị Trinh nhằm ngày 15.3. Năm nay, đang mùa dịch COVID-19 tung hoàng, mọi hoạt động của lễ hội tạm dừng.

Tháng 3, nhớ lễ hội đền thờ Bà Triệu Thị Trinh

15/03/2020, 12:14

Lễ hội đền thờ Bà Triệu Thị Trinh nhằm ngày 15.3. Năm nay, đang mùa dịch COVID-19 tung hoàng, mọi hoạt động của lễ hội tạm dừng.

Tháng 3, thế giới có ngày Quốc tế Phụ nữ, trùng với ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị (13.9.14 – 8.3.43, Wikipedia). Tôi không viết “Hai Bà Trưng” như lâu nay vì đó là cách gọi của Trung Quốc. Người Việt gọi theo tên chứ không theo họ. Việc này, thiết nghĩ nên sửa, thể hiện tính độc lập và đặc trưng ngôn ngữ thuần Việt. Tôi cũng không rõ vì sao có có sự trùng hợp giữa ngày mất của hai chị em Trưng Trắc Trưng Nhị với ngày Quốc tế Phụ nữ?.

Tháng 3, còn một ngày kỷ niệm khác về nữ tướng Triệu Thị Trinh (226 – 248). Ngày 21.2 âm lịch. Theo sử tích bà tên là Trinh, tự là Ẩu; quê làng Quan Yên, huyện Nông Cống, quận Cửu Chân, tức là làng Yên Thôn, xã Định Công, huyện Yên Định, Thanh Hóa ngày nay. Huyền tích về bà tướng mạo khác thường, “vú dài ba thước” là huyền thoại về bà Mẹ Đất (Terre Mère, Déesse Mère), được dành những phụ nữ hiệt kiệt hơn người.

Đình thôn Phú Điền, nời Bà Triệu Thị Trinh được thờ là Thành hoàng

Cha mẹ mất sớm, bà ở với anh là Triệu Quốc Đạt, hào trưởng ở Quan Yên. Chữ Ẩu, có nhiều cách giải thích. Trong tiếng Việt cổ, Ẩu là cách gọi tôn kính. 20 tuổi, bà vẫn độc thân, võ nghệ cao cường, chí lớn mưu lược, thường đem của cải đãi khách, chiêu tập bạn bè, số lượng vài nghìn, toàn trai tráng. Có người hỏi chuyện chồng con, bà khẳng khái: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vớt dân lành, chứ đâu giống như người đời cúi đầu khom lưng làm tỳ thiếp cho người!".

Đền thờ Bà trên núi Gai.

Năm 248, thấy quan lại nhà Đông Ngô tàn ác, dân tình khổ sở, bà cùng anh khởi binh. Nghĩa binh dưới trướng Bà, toàn nam giới. Từ vùng núi Nưa và Yên Định, bà và anh đánh chiếm quận lỵ Tư Phố ở Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân tràn xuống vùng phụ cận. Khi Triệu Quốc Đạt mất, các nghĩa binh tôn Bà làm minh chủ Nhụy Kiều tướng quân. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc xảo quyệt phong Bà là Lệ Hải Bà Vương, cho người mua chuộc, Bà không đếm xỉa, vẫn tiến không lùi.

Hồ nước trong Đền Bà

Sách Giao Chỉ chí Trung Quốc chép “Năm 248, trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái em họ Triệu, không lấy chồng, họp đảng cướp các huyện trong quận, thường mặc áo ngắn sắc vàng đi guốc gỗ, ngồi đầu voi chiến đấu, sau chết làm thần”. Khi lâm trận, Bà luôn đi đầu, chỉ huy quân lính, đánh giặc như vào chỗ không người. Quân giặc khiếp sợ, không dám đối đầu, chúng còn truyền nhau “Hoành qua đương hổ dị, Đối diện Bà vương nan” (Cầm giáo đánh hổ dễ, Đối mặt Vua Bà thì thực khó).

Tòa trung đường bên trong đền Bà

Dụ dỗ không được, quân Ngô điên cuồng phản công. Bà chống trả kiên cường, được nửa năm. Do chênh lệch lực lượng quá lớn, quân Bà thất bại. Bà tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa), lúc mới 23 tuổi (năm 248). Việt giám thông khảo tổng luận viết "Triệu Ẩu ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới".

Núi Nưa, nay ở xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Năm 1961 tại chân núi Nưa, các nha 2kha3o cổ phát hiện một kiếm ngắn bằng đồng, thời kỳ Đông Sơn; lưỡi dài 4,5 cm; chuôi dài 18 cm, cán kiếm khắc hình người nữ chống hai tay vào hông. Nhiều người cho rằng, bảo vật này là kiếm lệnh của Bà trong cuộc khởi nghĩa oanh liệt.

Lăng mộ Bà trên núi Tùng

Núi Tùng có di tích lăng mộ của Bà. Cách đó 500m là núi Gai, sát quốc lộ 1A (thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc) là đền thờ Bà. Bà cũng là Thành hoàng của thôn Phú Điền. Vua Lý Nam Đế (503 – 548), khen Bà là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là "Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Vua Tự Đức (1829 - 1883) viết “Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng”. Một số địa danh ở Thanh Hóa mang tên Bà như huyện Triệu Sơn, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc). Tên của Bà được đặt cho nhiều trường học và đường phố ở Việt Nam.

Cổng đền Bà

Năm nay, lễ hội đền thờ Bà Triệu Thị Trinh nhằm ngày 15.3. Đang mùa dịch COVID-19 tung hoàng, mọi hoạt động tạm dừng. Không tổ chức lễ hội đình đám nhưng Bà vẫn sống mãi trong tâm khảm người Việt, trong mỗi gia đình cho đến từng cá nhân.

Nguyễn Văn Mỹ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 3, nhớ lễ hội đền thờ Bà Triệu Thị Trinh