Tháng 8 vừa qua là tháng nóng nhất chưa từng được ghi nhận trên hành tinh kể từ khi khoa học bắt đầu biết đo nhiệt độ vào năm 1880. Đó là thông báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Tháng 8 nóng nhất từ… năm 1880

18/09/2015, 21:26

Tháng 8 vừa qua là tháng nóng nhất chưa từng được ghi nhận trên hành tinh kể từ khi khoa học bắt đầu biết đo nhiệt độ vào năm 1880. Đó là thông báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Nhiệt độ trên bề mặt các đại dương cao nhất chưa từng được ghi nhận, cao hơn mức trung bình của thế kỷ XX đến 0,78 độ C và đánh bại kỷ lục hồi tháng 7 chỉ cao hơn mức trung bình 0,04 độ C, NOAA khẳng định. Tháng 7 đánh bại kỷ lục nhiệt độ trong một tháng kể từ năm 1880 trên bề mặt trái đất và các đại dương. Nhưng cũng theo cơ quan này, tháng 8 là tháng thứ 6 của năm 2015 đánh bại kỷ lục nhiệt độ tháng trên bề mặt địa cầu sau tháng 2, 3, 5, 6 và 7.
Thang 8 nong nhat tu… nam 1880-hinh-anh-1
Hồi tháng 8, nhiệt độ trung bình trên trái đất và các đại dương tăng 1,14 độ C so với mức trung bình của thế kỷ XX, trở thành tháng 8 thứ 3 nóng nhất từ trước đến nay. Kỷ lục trước đó cho tháng 8 là vào năm 1998 với nhiệt độ vượt 0,13 độ C mức trung bình kể từ năm 1880 đến nay.
Nhiệt độ tăng cao kỷ lục thường xuất hiện ở Nam Mỹ, trong một số khu vực của châu Phi, Trung Đông, châu Âu và châu Á. Việc nhiệt độ tăng kỷ lục trong tháng 8 trên bề mặt các đại dương có thể được giải thích bằng sự hiện diện của dòng khí nóng xích đạo El Nini của Thái Bình dương, tái xuất hiện hồi tháng 3. Theo dự báo mới nhất của NOAA, có hơn 90% cơ hội El Nino tồn tại ở bán cầu Bắc cho đến tháng 3.2016.
Thang 8 nong nhat tu… nam 1880-hinh-anh-2
Trong tháng 8, bề mặt băng Bắc cực là 22,3% dưới mức trung của giai đoạn 1981-2010, đây là diện tích nhỏ thứ 4 của băng Bắc cực cho tháng 8 kể từ năm 1979, thời điểm mà các cuộc quan sát bằng vện tinh bắt đầu được áp dụng. Ở Nam cực, bề mặt băng của tháng qua là 0,5% dưới mức trung bình của giai đoạn 1981-2010.
Thang 8 nong nhat tu… nam 1880-hinh-anh-3
Theo bản báo cáo quốc tế được NOAA công bố hồi tháng 7, khí nhà kính thải vào khí quyển (CO2, methan…) góp phần vào sự nóng lên toàn cầu và đạt mức kỷ lục trong năm 2014. Nhóm chuyên gia quốc tế về khí hậu còn chỉ ra rằng “nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng gần 1 độ C kể từ đầu thế kỷ XX đến nay, và cho đến 2,5 độ C trong một số vùng của châu Phi, châu Á, Bắc và Nam Mỹ."

Công Đạm (Theo 7sur7.be)



Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 8 nóng nhất từ… năm 1880