Tiến sĩ Jolene Jerard - chuyên gia nghiên cứu Chủ nghĩa cực đoan thuộc Học viện Quan hệ quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) - cảnh báo câu chuyện “kiên trì dẫn đến thành công” của Taliban là động lực tiếp thêm sức mạnh cho các nhóm khủng bố đang hoạt động tại Đông Nam Á.

Thành công của Taliban dễ kích động các nhóm khủng bố tại một số nước Đông Nam Á

Cẩm Bình | 29/08/2021, 18:14

Tiến sĩ Jolene Jerard - chuyên gia nghiên cứu Chủ nghĩa cực đoan thuộc Học viện Quan hệ quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) - cảnh báo câu chuyện “kiên trì dẫn đến thành công” của Taliban là động lực tiếp thêm sức mạnh cho các nhóm khủng bố đang hoạt động tại Đông Nam Á.

Taliban dùng câu ngạn ngữ “Bạn có đồng hồ, tôi có thời gian” nói về chiến thắng gây chấn động vừa qua tại Afghanistan và minh chứng cho sự kiên trì chờ đợi thì sẽ được đền đáp vào thời điểm thích hợp.

Mặc dù lực lượng Mỹ cùng đồng minh có lợi thế hơn về quân sự - công nghệ, Taliban vẫn quay trở lại một cách nhanh chóng và đầy quyết định. Có lẽ tổ chức này nhận ra lỗ hổng trong chính sách thất thường của Washington với một thỏa thuận hòa bình ký gấp rút năm 2020, việc rút quân vội vàng trước tháng 9 năm nay bất chấp việc Taliban đang tập trung các cuộc tấn công dân sự và các vụ ám sát có mục tiêu, đe dọa xã hội dân sự, được nhấn mạnh bởi một báo cáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 2.

Mạng lưới Al-Qaeda sẽ được tăng cường

Tiến sĩ Jerard lo ngại Taliban trở lại là khởi đầu cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố cùng chủ nghĩa cực đoan trên toàn cầu. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2019 từng ra một báo cáo lưu ý nguy cơ Al-Qaeda trở lại nếu Afghanistan rơi vào tay Taliban.

Nhiều thành viên Al-Qaeda từng đóng vai trò người hướng dẫn về tôn giáo và quân sự cho Taliban. Mối quan hệ được củng cố bền vững theo thời gian cũng như mục tiêu chung giữa các chiến binh thế hệ thứ hai.

Mặc dù hoạt động ngầm kể từ khi Taliban bị Mỹ đánh đuổi năm 2001, Al-Qaeda vẫn xem Afghanistan là một cơ sở quan trọng và khi Taliban đã tái nắm quyền kiểm soát, quan hệ giữa hai bên có thể được phô bày rõ nét hơn trong vài tháng tới.

ta2021-08-23t030141z_1_lynxmpeh7m02y_rtroptp_3_afghanistan-conflict.jpg
Taliban tái chiếm cả một đất nước - điều IS không làm được - Ảnh: Reuters

Ảnh hưởng đến chủ nghĩa cực đoan ở một số nước Đông Nam Á

Một thực trạng đáng lo ngại tại Đông Nam Á - nơi các nhóm cực đoan có mối liên hệ trước đây với Afghanistan và Al-Qaeda - đang được dọn đường trỗi dậy với nguồn lực mới.

Trong số 5.000 tù nhân Taliban được phóng thích sau khi tiến vào một căn cứ không quân Mỹ tuần trước có 7 chiến binh người Indonesia tham gia tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan. Giờ đây, chúng có thể quay lại hàng ngũ của các nhóm ở Afganistan, thông qua mạng xã hội hoặc nền tảng nhắn tin mã hóa để hỗ trợ,  chiêu mộ người.

Với việc Taliban được trang bị trực thăng, máy bay không người lái và đạn dược thu giữ được từ quân đội Afghanistan đang chạy trốn, các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng kho vũ khí này có thể di chuyển đến địa điểm khác.

Jemaah Islamiyah (JI) - nhóm Hồi giao ở Đông Nam Á bị Liên hợp quốc liệt vào danh sách tổ chức khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda và Taliban - từng chiêu mộ người rồi gửi sang Afghanistan để huấn luyện vào những năm 1970 - 1980.

Nhân vật đáng chú ý của nhóm là Riduan Isamuddin, bí danh Hambali – kẻ chủ mưu đứng sau hàng loạt vụ đánh bom tại khu vực, tạo điều kiện cho hoạt động đưa người sang Afghanistan huấn luyện.

Ngày 30.8 tới, một ủy ban quân sự Mỹ sẽ chính thức buộc tội Hambali (đang giam giữ tại nhà tù Guantanamo) liên quan đến các vụ đánh bom ở Indonesia năm 2002 và 2003. Động thái buộc tội có thể kích động làn sóng trả đũa mới từ phần tử khủng bố Đông Nam Á.

Abdurajak Janjalani - nhân vật sáng lập nhóm Abu Sayyaf ở Philippines - cũng từng tham gia chiến đấu ở Afghanistan trong chiến tranh Liên Xô - Afghanistan.

terror-suspects-in-malaysia-1-3192230.jpg
Mỗi năm Indonesia, Malaysia, Philippines bắt hàng trăm phần tử cực đoan - Ảnh: Channel News Asia

Một nhóm khủng bố khác ở Indonesia là Jemaah Ansharu Syariah (JAS) mới đây kêu gọi người Hồi giáo của quốc gia vạn đảo ủng hộ “chiến thắng quan trọng” của Taliban, giải phóng Afghanistan khỏi chính quyền bù nhìn.

Nhóm có liên hệ với IS có các phản ứng khác nhau. Có kẻ kêu gọi các nhóm ở đảo Mindanao (Philippines) như Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) hay Chiến binh Tự do Hồi giáo Bangsamoro (BIFF) nên học theo Taliban, nhưng một số đối tượng khác muốn chờ xem liệu Taliban có thể củng cố quyền kiểm soát và thực thi luật Shariah đầy đủ hay không.

Tuy đều là tổ chức khủng bố cực đoan nhưng Taliban, Al-Qaeda hay IS lại khác nhau về cách diễn giải hệ tư tưởng Hồi giáo nên khá chia rẽ. IS chỉ trích Taliban vì Taliban chỉ tập trung vào Afghanistan, bảo vệ người theo Hồi giáo Shiite.

Chiến lược kiên nhẫn chờ đợi

Hơn cả hỗ trợ về tài chính, huấn luyện hay quân sự, giá trị của chiến thắng mà Taliban giành được nằm ở chỗ đây là ví dụ cho chiến lược kiên nhẫn chờ đợi. Taliban tái chiếm cả một đất nước – điều mà IS đã không làm được. Cách tổ chức này lật đổ chính quyền Afghanistan khuyến khích những kẻ cực đoan ôm hy vọng thành lập vương quốc Hồi giáo rằng chỉ cần lập kế hoạch đầy đủ và kiên nhẫn thì sẽ có ngày đánh bại kẻ thù.

Chiến thắng trên như nguồn cảm hứng mới cho các nhóm ở Đông Nam Á, bất chấp thất bại trong nỗ lực xây dựng nhà nước Hồi giáo tại Marawi (Philippines) năm 2017 cùng ảnh hưởng hạn chế khi tiến hành loạt đánh bom tại Indonesia vài năm gần đây.

Chính quyền các nước Đông Nam Á cũng nhận ra những hạn chế của việc dùng lực lượng quân sự thông thường tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan. Những gì xảy ra ở Afghanistan nhắc nhở họ phải tiếp tục ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan.

Vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang phá hủy cuộc sống và đe dọa tính mạng nhiều người, hỗ trợ xã hội gặp khó khăn này lại là cơ hội cho các nhóm khủng bố.

Bài liên quan
Afghanistan: Những lĩnh vực ăn nên làm ra dưới thời Taliban nắm quyền
Hãng tin AP cho biết ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn, vẫn có một số việc kinh doanh ăn nên làm ra dưới thời Taliban nắm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
một giờ trước Theo dòng thời sự
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024), sáng 6.5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thành công của Taliban dễ kích động các nhóm khủng bố tại một số nước Đông Nam Á