HSC nhận định động thái cho phép giao dịch trong ngày và bán chứng khoán trước khi về tài khoản có thể sẽ giúp thanh khoản thị trường tăng đáng kể từ tháng 7.2016, sau khi Thông tư 203 có hiệu lực. 

Thanh khoản thị trường chứng khoán sẽ tăng đáng kể sau Thông tư 203

Một Thế Giới | 12/01/2016, 13:51

HSC nhận định động thái cho phép giao dịch trong ngày và bán chứng khoán trước khi về tài khoản có thể sẽ giúp thanh khoản thị trường tăng đáng kể từ tháng 7.2016, sau khi Thông tư 203 có hiệu lực. 

Đánh giá về Thông tư 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng quy định trên sẽ cho phép giao dịch trong ngày nhưng không bao gồm nội dung về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như trước đây.
Theo HSC nội dung Thông tư có nhiều điểm hạn chế hơn so với kỳ vọng của thị trường ở chỗ, mặc dù cho phép giao dịch trong ngày đúng như dự kiến, thế nhưng nội dung thông tư không đề cập đến định nghĩa công ty nước ngoài như trong dự thảo trước đó. Vấn đề định nghĩa công ty nước ngoài có thể sẽ được giải quyết trong tương lai.
Đáng chú ý, HSC nhận định động thái cho phép giao dịch trong ngày và bán chứng khoán trước khi về tài khoản có thể sẽ giúp thanh khoản thị trường tăng đáng kể từ tháng 7.2016, sau khi Thông tư có hiệu lực. Điều này có thể làm tăng cầu đối với tiền margin vì thanh khoản thị trường nói chung sẽ tăng.
Ngoài việc đây sẽ là thông tin tích cực cho các công ty chứng khoán, Thông tư cũng sẽ làm tăng thanh khoản đặc biệt ở cổ phiếu vốn hóa trung bình có tiềm năng tăng trưởng. Từ đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chú ý hơn đến các cổ phiếu này. Vấn đề định nghĩa công ty nước ngoài cho mục đích giao dịch chứng khoán chưa được đề cập trong Thông tư sẽ làm nhiều nhà đầu tư thất vọng, tuy vậy, chắc chắn vấn đề này sẽ được đưa vào một văn bản luật khác trong tương lai gần.
Theo HSC, khi Ủy ban Chứng khoán hướng dẫn thực hiện Thông tư 203, sẽ có nhiều câu hỏi được nhà đầu tư đặt ra. Đơn cử như quy định chính xác về giao dịch trong ngày và việc bán chứng khoán trước khi về tài khoản sẽ xác định mức cho phép là bao nhiêu hay việc thông tư này có khả năng ảnh hưởng đến quy định phải có tiền khi đặt mua chứng khoán đối với các tổ chức lớn hay không. Ngân hàng lưu ký trong một số trường hợp có thể mở rộng hạn mức khi mua chứng khoán nếu quy định cho phép…
Trước đó, ngày 21.12.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thông tư được công bố ngày 5.1.2016.
Đây là văn bản được chờ đợi từ lâu bởi nhiều người kỳ vọng thanh khoản và tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán sẽ tăng khi khắc phục nhiều hạn chế trong cơ chế giao dịch hiện hành.
Theo đó, Thông tư 203 tạo ra khung pháp lý cho hoạt động giao dịch trong ngày và mở ra khả năng bán khống ở mức độ hạn chế.
Cụ thể, Thông tư mới cho phép nhà đầu tư giao dịch mua và bán cùng một loại chứng khoán với cùng một khối lượng giao dịch trong cùng một ngày giao dịch. Nội dung mới ở đây là nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu và sau đó mua lại cổ phiếu đó sau, với điều kiện là phải mua lại đủ khối lượng đã bán trong cùng ngày giao dịch.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu đã mua nhưng chưa về tài khoản.
Thông tư cũng đưa ra một số quy định và điều kiện đối với công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày chẳng hạn như: phải có giấy phép, có hệ thống và quy trình phù hợp,không trong thời gian thực hiện M&A, tái cơ cấu hay giải thể hay bị đặt trong diện kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hay bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động. Đồng thời, lỗ lũy kế không được vượt 50% vốn điều lệ và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở mức an toàn, vốn chủ sở hữu phải cao hơn vốn pháp định…
Thông tư 203 ban hành cũng đã bỏ nội dung trong dự thảo trước đó về định nghĩa công ty nước ngoài giao dịch chứng khoán khi room vượt 65% trong 12 tháng liên tiếp.
Được biết, thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2016. Nhà đầu tư và công ty chứng khoán đang chờ quy định cụ thể từ Ủy ban Chứng khoán hướng dẫn thực hiện Thông tư 203.
Phan Diệu

Bài liên quan
Tăng sức cạnh tranh của con tôm Việt trên thị trường quốc tế
Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỉ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh khoản thị trường chứng khoán sẽ tăng đáng kể sau Thông tư 203