Ngày 24.8, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO về việc thành lập hai trung tâm dạng 2 về Toán học và Vật lý tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của UNESCO. Hai trung tâm này được đặt tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Theo Bộ KH&CN, việc ký kết thỏa thuận không những giúp Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN và châu Ámà còn với các nước phát triển khác thông qua mạng lưới UNESCO. Đồng thờinâng cao vị thế khoa học của Việt Nam đối với quốc tế, góp phần đóng góp cho sự phát triển khoa học cơ bản của khu vực và trên thế giới.
Việc thành lập hai Trung tâm dạng 2 này cũng phù hợp với Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011- 2020 của Chính phủ về mục tiêu hình thành các tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cùng bàIrina Bokova – Tổng giám đốcUNESCO
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, bà Irina Bokova -Tổng giám đốcUNESCOcho biết hai trung tâm dạng 2 về Toán học và Vật lý không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với UNESCO bởinó góp phần vào việc thực hiện Chương trình đào tạo về khoa học cơ bản cũng như những hoạt động về Vật lý lý thuyết.
“Ngoài Việt Nam và UNESCO, hai trung tâm này sẽ là sự hỗ trợ tốt cho các quốc gia ở châu Á, châu Phi. Đây được coi là hoạt động quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển xã hội mang tính chất bao trùm, xử lý những thách thức về biến đổi khí hậu…”, bà Irina Bokova nhấn mạnh.
Theo bà Irina Bokova, việc tạo lập mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo là việc làm rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Việt Nam hiện nay đã đặt ra những trọng tâm mới về KH&CN và đổi mới sáng tạo. Để thúc đẩy điều này, Việt Namcần một nền khoa học mạnh mẽ hơn, mang tính chất kết nốihơn,một nền khoa học được hội nhập, tích hợp.
BàIrina Bokova phát biểu tại buổi lễ
Đại diện phía Việt Nam, ông Chu Ngọc Anh -Bộ trưởng Bộ KH&CN khẳng định: “Việt Nam có những nhà khoa học cơ bản được thế giới công nhận cho thấy đội ngũ nhà khoa học Toán học, Vật lý Việt Nam ngày một lớn mạnh, vị thế của Toán học, Vật lý Việt Nam được khu vực và thế giới ghi nhận”.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho biết, Việt Nammong muốn thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc phát triển khoa học cơ bản theo những mục tiêu mà UNESCO đề ra, hỗ trợ các quốc gia trong khu vực và các quốc gia đang phát triển trong hai lĩnh vực này. Chính phủ Việt Nam cam kết ủng hộ cao nhất đối với hoạt động của hai trung tâm này, tạo mọi điều kiện cần thiết về thể chế, tài chính, nhân lực… để hai trung tâm hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu chung của UNESCO đề ra.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh
Được biết, trung tâm sẽ tham gia vào các dự án nghiên cứu quốc tế với sự hợp tác của IBSP (Chương trình khoa học cơ bản quốc tế), ICTP (Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế) thuộc UNESCO và các tổ chức khoa học khác; đồng thời tổ chức các sự kiện khoa học, giáo dục đào tạo và hoạt động khác ở cấp quốc gia cũng như khu vực.
Từ năm 2014, Bộ KH&CN đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nghiên cứu, rà soát tiềm lực KH&CN bao gồm: các tổ chức KH&CN trực thuộc, quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương, năng lực cán bộ nghiên cứu khoa học… và thống nhất chọn 2 lĩnh vực Toán học và Vật lý là 2 thế mạnh của Việt Nam; đề xuất thành lập hai trung tâm khoa học trên cơ sở Viện Toán học và Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để UNESCO công nhận và bảo trợ.
Tại kỳ họp lần thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO (11.11.2015), Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015 -2019. Cũng tại kỳ họp, Đại hội đồng UNESCO đã thống nhất thông qua đề xuất của Việt Nam về việc thành lập hai trung tâm dạng 2 này.
Trung tâm dạng 2 là một loại hình các viện chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin từ các nước thành viên UNESCO. Các trung tâm nàyđược UNESCO công nhận và bảo trợ vì tầm nhìn và sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành cho khu vực và quốc tế;phù hợp với chính sách và chiến lược của UNESCO; góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển của tổ chức này và phát huy được sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn giữa các nước thành viên.