Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng tại 38 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại tại Hà Nội giai đoạn 2002-2014 vừa hoàn thành mới đây, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra lên tới hơn 1.562 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ ‘sờ gáy’ 38 dự án, phát hiện sai phạm hơn 1.500 tỉ đồng

Trí Lâm | 26/07/2017, 18:32

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng tại 38 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại tại Hà Nội giai đoạn 2002-2014 vừa hoàn thành mới đây, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra lên tới hơn 1.562 tỉ đồng.

Trong đó, có tới 733 tỉ đồng số tiền sử dụng đất chưa nộp và hơn 611 tỉ đồng do việc xác định các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư chưa đúng, chưa đủ và chưa nộp; gần 206 tỉ đồng do các chủ đầu tư dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng… nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng thêm; hơn 12 tỉ đồng do xác định tiền sử dụng đất của dự án không đúng vị trí quy định tại bảng giá đất.

Trong số này có dự ántổ hợp đa năng 28 tầng thuộc dự án làng quốc tế Thăng Longvới số tiền sai phạm ước tính hơn 247 tỉ đồng, và dự án khu nhà ở để bán tại Sài Đồng, Long Biên với số tiền sai phạm được xác định 22 tỉdoTổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico)đầu tư. Bên cạnh đó, dự án chung cư 18 tầng giai đoạn 1 tại 671 Hoàng Hoa Thám do Tổng công ty Viglacera đầu tư với số tiền sai phạm hơn 37 tỉ, dự án khu đô thị mới Việt Hưng - Long Biên do Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD) đầu tư với số tiền sai phạm khoảng 44 tỉ đồng…

Kết luận thanh tra cũng cho biết, có dự án sai mức giá quy định trong bảng giá đất ban hành hàng năm do xác định không đúng vị trí; chủ đầu tư tự ý điều chỉnh quy hoạch đất, quy hoạch xây dựng nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích thay đổi, gây thất thu ngân sách nhà nước với số tiền tạm xác định khoảng 205,9 tỉ đồng.

Các dự án lớn có mặt trong danh sách này như: dự án khu đô thị mới Dịch Vọng do CTCP phát triển đô thị Từ Liêm đầu tư; dự án nhà ở cao tầng ô đất CT2, khu đô thị mới Trung Văn do CTCP BĐS Viettel đầu tư; dự án khu đô thị Xa La do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (của ông Lê Thanh Thản) là chủ đầu tư…

Nhiều dự án khi được thanh tra có sai phạm về quy hoạch làm tăng diện tích đất xây dựng, tăng diện tích sàn xây dựng, tăng diện tích tầng hầm, sử dụng diện tích đất thuê sai quy hoạch… nhưng chưa xác định được phần diện tích tăng thêm, chưa thu đủ tiền sử dụng đất. Danh sách gồm các dự án như: khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) do Công ty TNHH Phát triển đô thị Nam Thăng Long; dự án khu nhà ở Trung Văn do CTCP Xây dựng 3 (Vinaconex 3) làm chủ đầu tư; dự án khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng do Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh phát triển nhà Hà Nội đầu tư; dự án khu đô thị TP giao lưu Từ Liêm do CTCP ĐTXD Quốc tế Vigeba đầu tư…

Kết luận cũng cho biết cơ quan chức năng xác định giá tiền sử dụng đất không đúng quy định, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nhà nước bị thất thu số tiền lớn, ước khoảng trên 6.000 tỉ đồng.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ giao Chủ tịch UBND TP.Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý và thu hồi về ngân sách thành phố số tiền hơn 509 tỉ đồng. Trong đó bao gồm số tiền sử dụng đất hơn 483 tỉ đồng do chủ đầu tư dự án lô CT2 thuộc Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đối với khoản này, Vinaconex2 phải nộp hơn 340 tỉ đồng và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp hơn 142 tỉ đồng.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ yêu cầu thu hồi số tiền hơn 1.053 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ đối từ những sai phạm như đã nêu ở trên; yêu cầu UBND TP.Hà Nội tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ để xảy ra các sai phạm tại kết luận thanh tra này.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra Chính phủ ‘sờ gáy’ 38 dự án, phát hiện sai phạm hơn 1.500 tỉ đồng