Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo, giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam.

Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam

Trí Lâm | 03/10/2017, 11:03

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo, giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi Phó thủ tướng nhận được đề nghị của cán bộ, diễn viên Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim Việt Nam (Hãng Phim truyện Việt Nam), đơn kiến nghị của Hội Điện ảnh Việt Nam; Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (số 2362/BVHTTDL-KHTC ngày 13.6.2017, số 3958/BVHTTDL-KHTC ngày 19.9.2017) về công tác cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thực hiện việc thanh tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.12.2017.

Quá trình cổ phần hóa hãng phim là chuỗi dài tranh cãi của các bên. Cuối cùng, Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) trở thành cổ đông chiến lược khi mua tới 65% cổ phần. Nhiều ý kiến cho rằng công ty này mua hãng phim vì các mảnh đất vàng chứ không mong muốn làm phim.

Sự việc được đẩy lên cao khi thương hiệu hãng phim bị định giá 0 đồng. Các nghệ sĩ đã đồng loạt phản ứng với điều này.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, việc định giá thương hiệu tương đối phức tạp vì đây là tài sản vô hình. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có giá trị thương hiệu, chỉ là ít hay nhiều. Kể cả những doanh nghiệp đang thua lỗ thì vẫn có giá trị thương hiệu.

“Đối với Hãng Phim truyện Việt Nam thì định giá 0 đồng là không chính xác. Doanh nghiệp này có tính độc quyền trong khoảng thời gian tương đối dài với rất nhiều phim. Hãng phim này vẫn là cây đa cây đềcủa phim ảnh Việt Nam và có rất nhiều nghệ sĩ gạo cội”, ông Thịnh nói.

Nhấn mạnh lại một lần nữa, ông Thịnh cho rằng cơ quan quản lý thì phải xác định rõ là không có một doanh nghiêp nào không có thương hiệu, kể cả doanh nghiệp bị lỗ. “Nếu hãng phim đang làm ăn tốt thì giá trị thương hiệu cao, còn làm ăn trì trệ thì giá trị thương hiệu thấp đi, nhưng không thể bằng 0 được, nó không hợp lý”.

Liên quan đến vụ việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: “Các bộ phải bắt tay vào xác định lại giá trị thương hiệu, không thể để tình trạng nhân dân, văn nghệ sĩ đặt vấn đề là những gì Nhà nước bán thì xác định giá trị thấp, trong khi những gì Nhà nước mua thì giá rất cao”.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam