Việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than đã được cảnh báo sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường, đời sống người dân.

FDI 9 tháng đầu năm: Gần 5 tỉ USD đổ vào nhiệt điện

Trí Lâm | 28/09/2017, 11:22

Việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than đã được cảnh báo sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường, đời sống người dân.

Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), tính từ đầu năm đến hết tháng 9 năm nay, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, lên 25,48 tỉ USD, tăng đến 34,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn12,64 tỉ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng.

Tính theo lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 5,37 tỉ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,58 tỉ USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tính đến ngày 20.9.2017, ước tính các dự án nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được 12,5 tỉ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Về đối tác đầu tư,có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư6,31 tỉ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư;. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký5,91 tỉ USD, chiếm 23,17% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,14 tỉ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn, trong 9 tháng đầu năm 2017 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó TP.HCM là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký3,74 tỉ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,15 tỉ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,14 tỉ USD chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 110,8 tỉ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 108,5 tỉ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 93,2 tỉ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 9 tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỉ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15,36 tỉ USD không kể dầu thô.

Đặc biệt, FDI thời gian qua có sự góp mặt của nhiều dự án nhiệt điện. Đó là Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỉ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóavới mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuầnkhoảng 1.200MW.

Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 cótổng vốn đầu tư 2,07 tỉ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuần khoảng 1.109,4MW...

Theo Quy hoach điện 7, sản lượng điện cần đạt từ 329 đến 695 tỉ kWh với nhiệt điện than chiếm 46,8% trong cơ cấu nguồn năm 2020 và đến 2030 sẽ lên56,4%. Ngoài tác động môi trường,do than nội địa không đáp ứng đủ, hàng năm Việt Nam sẽ phải nhập khẩu từ 46,7 triệu tấn (năm 2020) đến 157 triệu tấn (giai đoạn 2020 - 2030).

Hiện nay, cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm. Lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động và tổng công suất lắp đặt là 24.370MW.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 nêu rõ, phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu. Trong đó, khai thác tối đa nguồn than trong nước cho phát triển các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên sử dụng than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Bắc.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường, đời sống người dân; tác động đến hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp, các công trình xây dựng và sức khỏe cộng đồng.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
FDI 9 tháng đầu năm: Gần 5 tỉ USD đổ vào nhiệt điện