Các nguồn tin cho biết Trung Quốc đã lên kế hoạch lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông từ 2010 và đang chờ thời điểm để công bố.

Thế giới cảnh giác trước các động thái âm thầm của Trung Quốc tại Biển Đông

01/06/2020, 13:55

Các nguồn tin cho biết Trung Quốc đã lên kế hoạch lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông từ 2010 và đang chờ thời điểm để công bố.

Công trình phi pháp của Trung Quốc tại Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AP

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 31.5 dẫn một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết Bắc Kinh đã lên kế hoạch cho việc lập ADIZ trái phép ở Biển Đông từ 10 năm trước.

Theo đó, ADIZ được đề xuất bao trùm cả khu vực quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía bắc Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc đang chờ thời điểm “thích hợp” để công bố.

Kế hoạch được đưa ra vào cùng thời điểm Trung Quốc lên kế hoạch về ADIZ ở biển Hoa Đông. Năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương công bố lập ADIZ ở biển Hoa Đông khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt.

Trong khi Bắc Kinh dường như khá kín tiếng về vấn đề này, Cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm 4.5 nói rằng họ đã biết về kế hoạch này của Trung Quốc.

Các nhà quan sát quân sự cho rằng kế hoạch Trung Quốc công bố ADIZ trái phép thứ 2 sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và có thể gây ra thiệt hại “không thể khắc phục” đối với mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Chuyên gia Lu Li-Shih, một cựu giảng viên thuộc Học viện Hải quân Đài Loan, nói rằng Trung Quốc ngang nhiên xây dựng và phát triển trái phép các đảo nhân tạo, cụ thể là đường bay và hệ thống radar trên các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn của Việt Nam trong thời gian qua đều nằm trong kế hoạch lập ADIZ ở Biển Đông.

“Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy PLA đã triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay trinh sát săn ngầm KQ-200 ở đá Chữ Thập”, ông Lu nói, đề cập đến hình ảnh của công ty ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel và Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ.

Ảnh chụp vệ tinh hôm 10.4 cho thấy Trung Quốc triển khai máy bay trinh sát săn ngầm KQ-200 ở đá Chữ Thập - Ảnh: ISI

Chuyên gia này cho biết thêm, các cơ sở điều hòa không khí đang được Trung Quốc xây dựng ở đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể sắp triển khai các máy bay chiến đấu bởi các tiêm kích Trung Quốc cần được bảo vệ khỏi nhiệt độ cao, độ ẩm và độ mặn trong khu vực. “Một khi PLA điều các tiêm kích đến, chúng có thể tham gia với các máy bay cảnh báo sớm và săn ngầm tiến hành chiến dịch tuần tra ADIZ”, ông Lu nói.

Li Jie, sĩ quan PLA về hưu và là một chuyên gia về hàng hải tại Bắc Kinh, nói rằng thông thường các nước thường chờ đến khi có đủ trang thiết bị và năng lực chiến đấu và hạ tầng đầy đủ trước khi thông báo lập ADIZ. “Tuy nhiên, Trung Quốc có thể công bố sớm hơn khi có thời cơ. Bắc Kinh trước đó đã công bố ADIZ ở biển Hoa Đông dù PLA vẫn chưa đủ năng lực phát hiện, theo dõi và đẩy đuổi các máy bay khác”, ông nhận định.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc khác cho biết Bắc Kinh nhận thức được Biển Đông lớn hơn nhiều so với biển Hoa Đông nên cần nhiều nguồn lực hơn để tuần tra.

“Bắc Kinh vẫn còn ngần ngại công bố ADIZ ở Biển Đông là do nhiều yếu tố cả chính trị, ngoại giao và kỹ thuật. Nhưng vấn đề thực tế nhất là PLA trước đây không có khả năng triển khai các tiêm kích nhằm ngăn chặn máy bay khác ở Biển Đông, vùng rộng lớn gấp nhiều lần biển Hoa Đông, và chi phí cho ADIZ là rất lớn”, nguồn tin này tiết lộ.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Bài liên quan
Tesla vượt rào cản pháp lý cho phần mềm tự lái xe ở Trung Quốc sau chuyến đi của Elon Musk
Tesla đã vượt qua một số rào cản pháp lý quan trọng vốn từ lâu cản trở việc triển khai phần mềm hỗ trợ tự lái xe tại Trung Quốc, sau chuyến đi bất ngờ của Elon Musk tới thị trường lớn thứ hai của hãng ô tô điện Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7 để xem xét công tác nhân sự
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 2.5 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới cảnh giác trước các động thái âm thầm của Trung Quốc tại Biển Đông