Nhờ công nghệ hiện đại cùng tình hình địa-chính trị thay đổi, thế giới đang chạy đua trang bị tàu ngầm phi hạt nhân, theo báo The Wall Street Journal (WSJ).
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có hơn một nửa số tàu ngầm mới trong 10 năm tới, theo dự báo của các nhà phân tích. Nguyên nhân chính là tốc độ phát triển hải quân của TQ.
Các nước từ Nhật Bản đến Úc đều phản ứng lại bằng cách hiện đại hóa hải quân và chủ yếu dựa vào tàu ngầm.
Truyền thông Iran cũng đưa tin nước này đang đóng tàu ngầm quy ước (phi hạt nhân) để tăng cường hạm đội tàu ngầm sản xuất tại Nga của họ.
Tàu ngầm độc đáo trong số khí tài quân sự lớn, do có khả năng bảo vệ một quốc gia, phô trương sức mạnh và tự vệ.
Tàu sân bay cũng thể hiện sức mạnh đáng kể nhưng tốn kém và dễ bị tấn công. Còn chiến đấu cơ cất cánh từ trên bộ có thể bay xa nhưng cần sự hộ trợ từ máy bay tiếp nhiên liệu cho đến linh kiện thay thế.
Vì thế, đang có nguồn cầu tăng về tàu ngầm mang động cơ điện và diesel, chưa nói đến tàu ngầm trang bị lò phản ứng hạt nhân.
Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (ở London) Chiến tranh Lạnh kết thúc đã khiến giảm số tàu ngầm chạy điện-diesel toàn cầu xuống còn 256 chiếc, so với 463 chiếc này hồi 15 năm trước.
Nhưng trong 10 năm đến năm 2024, hải quân toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi khoản chi quân sự hàng năm vào tàu ngầm qui ước, trung bình từ 5,5 tỷ USD năm 2014 đến 11 tỷ USD, theo công ty nghiên cứu Strategic Defence Intelligence.
Nhu cầu tàu ngầm quy ước tăng cũng vì Mỹ-nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới-chỉ sản xuất tàu ngầm quân sự chạy bằng hạt nhân-do đơn vị Electric Boat của General Dynamics Corp và Newport News Shipbuilding của Huntington Ingalls Industries Inc. đóng-và không xuất khẩu chúng.
Điều đó khiến có thị trường cung cấp tàu ngầm quy ước cho các nước khác.
Chiến tranh dưới biển thời Chiến tranh Lạnh chủ yếu là trò “mèo rượt chuột” giữa các tàu ngầm chạy bằng hạt nhân. Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đều đóng tàu ngầm tấn công “săn sát thủ” lớn, chạy bằng hạt nhân và trang bị các tên lửa đạn đạo khổng lồ có gắn đầu đạn hạt nhân để truy lùng và tiêu diệt tàu ngầm lớn.
Tàu ngầm quy ước thì ồn, chủ yếu để phòng thủ bờ biển hoặc phô trương cơ bắp. Chúng chỉ có thể lặn vài ngày bằng nguồn pin, trong khi tàu ngầm hạt nhân bị hạn chế việc cung cấp lương thực.
Nhưng sự khác biệt này đã hẹp dần. Hai năm trước, một tàu ngầm lớp 212 A của hải quân Đức tham gia một cuộc tập trận của Mỹ, đã lặn suốt 18 ngày dưới Đại Tây Dương. Đó là khoảng thời gian lặn lâu nhất được công nhận của một tàu quy ước.
ThyssenKrupp (Đức) đóng chiếc 212A này, nói toàn bộ khả năng của nó là bí mật quốc gia.
Các tàu ngầm như thế đang khiến các nước phải viết lại chiến lược hải quân, khi các pin hiện đại giúp tàu ngầm di chuyển rất tĩnh lặng, do tàu ngầm điện-diesel không phát tiếng ồn của một hệ thống làm mát lò phản ứng hạt nhân.
Sự tĩnh lặng này khiến địch khó thể dò ra tàu ngầm phi hạt nhân. Hải quân Thụy Điển cho biết, năm 2005, hải quân Mỹ vất vả mới phát hiện chiếc HMS Gotland của Thụy Điển, trong một cuộc tập trận mà Lầu Năm Góc thuê chiếc này 2 năm để thử truy dấu vết của nó.
Hải quân Mỹ nói họ thường xuyên tập trận với tàu ngầm điện-diesel của các lực lượng khác, không nói gì thêm những tính chất đặc biệt của các cuộc tập này.
Khả năng lặn lâu của tàu ngầm Thụy Điển |
Ông ghi nhận sự bùng nổ việc bán tàu ngầm mới và đầu tư mạnh vào khả năng săn ngầm.
Ở Tây Thái Bình Dương tức Biển Đông, ông dự báo “sẽ có dòng chiến tranh tàu ngầm và chống ngầm”.
Khả năng này trở nên rõ rệt vào cuối năm 2013, khi Mỹ chọn Okinawa (Nhật) để triển khai máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon hiện đại, nhằm truy tìm tàu ngầm hiện đại của TQ.
Úc và Ấn Độ cũng lo ngại sự bành trướng hải quân của TQ, là những nước mua P-8 đầu tiên.
Nhưng ngay cả P-8 (giá 200 triệu USD/chiếc) cũng sẽ chật vật truy vết tàu ngầm phi hạt nhân mới, vốn ngày càng trở nên hiện đại về công nghệ tĩnh lặng, khả năng lặn lâu và vũ khí.
Đây là lý do khiến Mỹ luôn tiến hành các cuộc tập trận nhằm chỉnh sửa chiến thuật truy vết tàu ngầm điện-diesel của địch.
Các nhà hoạch định quân sự lý giải: vì một tàu ngầm có thể đe dọa nhiều tàu nổi, sự nguy hiểm dưới biển buộc các đối thủ phải chi mạnh tay để phòng thủ.
Phó đô đốc Ray Griggs của Lực lượng phòng thủ Úc (ADF) nói tại một hội nghị ở Canberra hồi năm ngoái:
Úc hiện chuẩn bị mua 12 tàu ngầm tốn khoảng 20 tỷ USD, để thay đổi hạm đội 6 chiếc do Kockums thiết kế.
Năm ngoái, Úc suýt mua tàu ngầm lớp Soryu, sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vận động cho hai nhà sản xuất của Nhật là Mitsubishi Heavy Industries Ltd và Kawasaki Heavy Industries Ltd.
Việc này gây phẫn nộ ở Úc vì sợ mất việc làm tại một xí nghiệp đã thiết kế tàu ngầm cho các nước khác, gồm các chiếc Kockums đầu tiên, và sau các cuộc vận động ráo riết của những lãnh đạo châu Âu, gồm nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel vận động các nước mua tàu ngầm của ThyssenKrupp.
Đến tháng 2.2015, Thủ tướng Úc Tony Abbott chịu thua sức ép chính trị, hứa sẽ có “tiến trình đánh giá sự cạnh tranh”. Nhật, Đức, Pháp và Thụy Điển nhanh chóng nhảy vào cuộc tranh thầu, và đó là lần đầu tiên Saab “song đấu” với ThyssenKrupp.
Úc loại Saab vì họ thiếu kinh nghiệm đóng tàu ngầm. Saab nói họ tham gia tranh thầu trễ và Úc nên xem xét lại đề nghị của họ.
Saab cũng khẳng định họ có nhiều năm đạt thành tích tốt về xuất khẩu công nghệ quốc phòng.
Xưởng đóng tàu ngầm Kochkums |
ThyssenKrupp là nhà sản xuất tàu ngầm phi hạt nhân hàng đầu thế giới, đã cảm thấy hơi thở cạnh tranh của các nhà sản xuất Mitsubishi và Kawasaki ở Nhật Bản và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co (Hàn Quốc), và từ các đối thủ cũ ở Pháp là DCNS, và Xí nghiệp đóng tàu Đô đốc Nga.
Với Saab nhảy vào, “cuộc cạnh tranh trong thị trường này căng cứng hơn”, theo Xavier Mesnet, người tiếp thị tàu ngầm cho DCNS.
Quyết định của Thụy Điển cũng khiến nhà thầu quốc phòng Saab trở thành một đối thủ mới trên thị trường tàu ngầm toàn cầu.
Saab nhanh chóng có một hợp đồng đóng tàu ngầm Thụy Điển và đang chờ đón đơn đặt hàng của nước ngoài.
Một đơn đặt mua tàu ngầm khác ở vành đai Thái Bình Dương đã giúp Thụy Điển thu hồi Kockums từ ThyssenKrupp: