Trung Quốc đã đưa vào hoạt động giàn khoan khủng nữa chìm nước sâu mang tên COSLProspector vào ngày 30.4.2015, được biết giàn khoan này sẽ rời khỏi Yên Đài tỉnh Sơn Đông, đến Biển Đông để "thử nghiệm".
COSLProspector là giàn khoan nước sâu nửa chìm thứ tư do công ty CIMC Raffles bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc. Giàn khoan này hoạt động sâu nhất là 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu là 5.000 tấn.
Theo công ty CIMC Raffles, hệ thống định vị động lực độc đáo của nó có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bao cấp 12 ở Biển Đông.
Phó tổng giám đốc của CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan COSLProspector của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc gia nhập "tàu chủ lực" nước sâu không chỉ cho thấy, Yên Đài-Sơn Đông hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho khai thác dầu khí nước sâu của Trung Quốc, mà còn thể hiện thành quả quan trọng của phát triển khu kinh tế xanh và chuyển đổi nâng cấp ngành nghề của bán đảo Sơn Đông.
Năm ngoái, từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, Trung Quốc đã kéo giàn khoan nước sâu HD 981 hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, kéo theo cả một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ thách thức công luận.
Hành động phi pháp này của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền, quyền lợi biển của Việt Nam dựa trên luật pháp quốc tế, làm cho quan hệ song phương trượt dốc; đồng thời đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, đe dọa nghiêm trọng luật pháp quốc tế.