Tám năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng nợ trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi như một liều doping kích thích hồi phục, nhưng cái giá phải trả có vẻ như đang là quá đắt.

Thế giới đang nợ bao nhiêu tiền?

Nhàn Đàm | 07/10/2016, 06:21

Tám năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng nợ trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi như một liều doping kích thích hồi phục, nhưng cái giá phải trả có vẻ như đang là quá đắt.

Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của 189 quốc gia thành viên Quỹtiền tệ quốc tế (IMF) trong tuần này tại Washington (Mỹ) là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong khoảng thời gian cuối năm 2016. Nó được kỳ vọng sẽ đưa ra lý giải về những thực trạng và nguyên nhân của nền kinh tế thế giới hiện nay, một điều đã không đạt được kết quả tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc) vào đầu tháng 9 vừa qua. Viễn cảnh không lấy gì làm sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2016, và có thể kéo dài sang cả năm 2017, đang được IMF nhìn nhận dưới một góc độ chủ yếu: các khoản nợ của thế giới đang tăng quá cao và trở thành vật cản với tăng trưởng kinh tế. 8 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng nợ trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi như một liều doping kích thích hồi phục, nhưng cái giá phải trả có vẻ như đang là quá đắt.

Những con số thống kê tại hội nghị thường niên của IMF tại Washington (Mỹ) đang đưa ra những con số đáng báo động đối với tình hình tăng trưởng nợ trên thế giới. Cụ thể, IMF cho biết, tổng các khoản nợ trong các lĩnh vực phi tài chính trên toàn cầu hiện đã đạt mức 152.000 tỉ USD, cao hơn gấp đôi so với thời điểm năm 2000, và hiện vẫn đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Con số khổng lồ này là tổng các khoản nợ của các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình tại tất cả các quốc gia trên khắp thế giới. Nếu quy đổi ra GDP của tất cả các nước trên thế giới, thì tổng số nợ này đang bằng khoảng 225% GDP toàn cầu và là mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.

Đi sâu hơn vào các con số thống kê, thì kinh tế tư nhân đang là khu vực gánh mức nợ cao nhất, chiếm tới 2/3 trong tổng số 152.000 tỉ USD nợ kể trên, bao gồm nợ của các doanh nghiệp và hộ gia đình trên khắp thế giới. 1/3 còn lại là nợ công của các chính phủ, hiện đang chiếm khoảng 85% GDP toàn cầu từ mức 70% trước đó một năm.

Cấu trúc trong tổng số nợ toàn cầu này đang vẽ ra bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới một cách khá cụ thể, đặc biệt là trong vòng 8 năm qua kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Một phần lớn trong mức tăng trưởng gấp đôi của nợ toàn cầu ở thời điểm hiện tại so với thời điểm năm 2000 là diễn ra sau cuộc khủng hoảng 2008. Tại thời điểm đó, tỷ giá đồng USD sụt giảm mạnh như là kết quả tổng hợp của việc chính phủ Mỹ bơm tiền để cứu thị trường tài chính và nền kinh tế của mình, và của việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau đó đã duy trì chính sách đồng USD yếu như một biện pháp kích thích hồi phục kinh tế. Kết quả là, đồng bạc xanh lãi giá rẻ tràn ngập khắp thế giới, khiến cho các khoản vay lãi suất thấp đối với đồng USD tăng lên đáng kể trong bối cảnh mọi quốc gia trên toàn cầu đều mong muốn nền kinh tế của mình hồi phục nhanh nhất. Chiếm đa số các khoản vay USD lãi suất thấp kể trên là các doanh nghiệp tư nhân vốn là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế, và sau đó là các chính phủ.

Chính sách đồng bạc xanh tỷ giá thấp này thu được những kết quả khả quan nhất định. Nền kinh tế thế giới đã hồi phục đáng kể từ thời điểm năm 2014, chỉ 6 năm sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, sớm hơn khá nhiều so với dự đoán của các chuyên gia. Nhưng, nó cũng để lại những hệ quả nghiêm trọng.Theo đánh giá của IMF, việc tổng nợ thế giới tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 8 năm sau khi khủng hoảng kinh tế diễn ra có thể tạo ra gánh nặng trả nợ lớn với các quốc gia và nền kinh tế, và trực tiếp kéo lùi tốc độ tăng trưởng ở thời điểm hiện tại.

Trụ sở IMF tại Washington cho biết: “Nợ tăng quá nhanh là nguyên nhân tạo ra một vòng luẩn quẩn trong đó tăng trưởng bị trì níu bởi trách nhiệm trả nợ và có thể khiến tình trạng suy thoái trở nên trầm trọng hơn”. Còn nhà kinh tế trưởng của IMF, Vitor Gaspar, tuyên bố tại hội nghị: “Nợ tư nhân tăng cao quá mức đang là một cản trở lớn đối với sự hồi phục kinh tế toàn cầu và là một nguy hiểm cho sự ổn định tài chính trong tương lai gần. Lịch sử đã chỉ cho chúng ta thấy rằngluôn có sự dễ dãi nhất định trong việc đánh giá thấp những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vấn đề nợ tư nhân”.

Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng toàn cầu tăng mạnh kể từ thời điểm cuối năm 2008 đến nay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hồi phục của kinh tế thế giới. Tuy nhiênnó cũng là một con dao hai lưỡi, khi giờ đây gánh nặng trả nợ do chính nó gây ra lại trở thành nguyên nhân khiến kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái. Hiện tại, khu vực đang phải chịu sức ép trả nợ lớn nhất là kinh tế tư nhân, vốn là bộ phận năng động nhất trong nền kinh tế thế giới. Trong đó, một phần lớn nợ tư nhân của thế giới đang tập trung tại các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc hay Brazil. Để đối phó với nghĩa vụ trả nợ tăng cao, các công ty nhiều khả năng sẽ phải giảm quy mô hoạt động, sa thải bớt nhân viên cũng như tiết giảm mức chi trả lương; và điều này thì lại khiến cho nền kinh tế suy thoái nhanh hơn.

Báo cáo của IMF chỉ ra rằng, một trong những giải pháp khả dĩ để giải quyết phần nào tình hình hiện tại, là việc khuyến khích chính phủ của các nền kinh tế có tổng nợ cao tiến hành tái cơ cấu nợ tư nhân, điển hình là thông qua các biện pháp trợ cấp hoặc tìm cách kéo dài thời gian thanh toán nợ. Giải pháp này có thể giảm nhẹ các tác động do quá trình trả nợ gây ra cho nền kinh tế, đồng thời duy trì mức tăng trưởng phù hợp. Tuy nhiên, IMF cũng chỉ ra rằng, không phải nền kinh tế nào trên thế giới hiện nay cũng đủ khả năng để tiến hành tái cơ cấu nợ tư nhân của chính mình.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới đang nợ bao nhiêu tiền?