Dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA kể từ năm 1990, các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện thể tích các hồ được hình thành khi các sông băng trên toàn thế giới tan chảy do biến đổi khí hậu đã tăng 50% trong vòng 30 năm.
Nghiên cứu trênđược đăng trên tạp chí Nature Climate Change ngày 31.8, sẽ giúp các nhà khoa học và chính phủ xác định các mối nguy tiềm ẩn đối với các cộng đồng dân cư cũng như sinh vật ở khu vực hạ lưu những hồ thường không ổn định này, cũng như giúp cải thiện độ chính xác của ước tính mực nước biển dâng cao.
Nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên 250.000 bức ảnh thu được từ vệ tinh Landsat của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), ước tính lượng nước của các hồ sông băng hiện nay vào khoảng hơn 150km khối nước, tương đương với 1/3 lượng nước của hồ Erie ở Mỹ hoặc nhiều gấp đôi so với lượng nước của hồ Geneva.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ bắt đầu từ năm 1990 để xem liệu tất cả các vùng băng giá trên thế giới ngoại trừ Nam cực và phân tích các hồ băng đã thay đổi như thế nào trong thời kỳ đó.
Video về các hồ băng trên thế giới
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Dan Shugar - chuyên gia địa mạo học và Phó Giáo sư Đại học Calgary (Canada), nêu rõ: "Chúng ta đều biết rằng không phải toàn bộ nước tan chảy từ sông băng đều chảy ngay vào đại dương. Nhưng đến nay không có dữ liệu để ước tính có bao nhiêu lượng nước này hiện đang được tích trữ trong các hồ hay trong nước ngầm".
Shugar và các cộng tác viên từ các chính phủ và trường đại học ở Canada, Mỹ và Anh, làm việc dưới sự tài trợ của NASA, ban đầu dự định sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu viễn thám khác để nghiên cứu hai chục hồ bang ở khu vực địa lý bao gồm Cao nguyên Tây Tạng và các dãy núi xung quanh, bao gồm cả Himalaya.
“Chúng tôi đã viết các đoạn mã trong Google Earth Engine, một nền tảng trực tuyến dành cho các phân tích rất lớn về dữ liệu không gian địa lý, để xem xét và đánh giá tất cả các hồ băng trên thế giới. Từ đó, chúng tôi tiếp tục ước tính thể tích các hồ băng trên thế giới dựa trên diện tích của chúng”, Shugar cho biết.
Được biết, không giống như các hồ bình thường, các hồ nước từ sông băng không ổn định vì chúng thường được quây xung quanh bởi băng hoặc trầm tích bao gồm đá rời và các mảnh vụn. Khi tích tụ nước tràn qua các rào cản tình cờ này, lũ lụt lớn có thể xảy ra ở hạ lưu.
Trong thế kỷ qua, các vụ vỡ hồ băng đã gây ra tình trạng ngập lụt khiến hàng nghìn người thiệt mạng, phá hủy nhiều làng mạc, cơ sở hạ tầng. Gần đây nhất, vụ vỡ hồ sông băng xảy ra hồi tháng 5 đã tàn phá thung lũng Hunza ở Pakistan.
“Đây là một vấn đề đối với nhiều nơi trên thế giới, nơi mọi người sống ở hạ nguồn từ những hồ nguy hiểm này, chủ yếu ở dãy Andes và ở những nơi như Bhutan và Nepal, nơi những trận lũ lụt kiểu này có thể tàn phá. May mắn thay, các tổ chức như Liên Hợp Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát và thực hiện một số công việc giảm thiểu khi họ đang hạ thấp các hồ để cố gắng giảm thiểu rủi ro””, ông Shugar nói.
Trang Nhung (theo Scitech Daily)