Sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn, chiều ngày 20.3, các em thí sinh khối 12 THPT ở Hà Nội tiếp tục làm bài thi môn Toán.

Thi thử trắc nghiệm môn Toán khiến nhiều học sinh 'cắn bút'

Hải Yến | 20/03/2017, 21:19

Sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn, chiều ngày 20.3, các em thí sinh khối 12 THPT ở Hà Nội tiếp tục làm bài thi môn Toán.

Năm nay cũng là năm đầu tiên Sở GD-ĐT áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn này với thời gian làm bài là 90 phút.

Ghi nhận tại Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều học sinh nhận định đề khảo sát môn Toán khá khó và hầu như không đủ thời gian để làm bài. "Đề thi bám sát với chương trình trong sách giáo khoa, không có phần nào chưa được học, nhưng vẫn có những phần xoáy sâu, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu như phần hàm số, hình học. Do đề thi trắc nghiệm nên nhiều kiến thức rộng và nâng cao. Em chỉ làm được khoảng 60 – 70% toàn bộ bài thi. Việc này làm em khá lo lắng cho kỳ thi chính thức sắp tới" - em Mai Ngọc lớp 12 A1 cho hay.

Còn em Nguyễn Linh, lớp 12D4 thì cho hay: “Năm nay em dự định sẽ thi vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khối A1. Nhưng với đề Toán này, môn Tiếng Anh và Vật lý của em phải được 10 điểm thì mới có hi vọng thực hiện ước mơ của mình. Nhiều câu khó trong đề bị đảo lên đầu làm em bị mất phần lớn thời gian để giải, trong khi câu dễ bị đảo xuống cuối thì em lại không đủ thời gian làm bài. Không biết đề thi chính thức có khó như thế này hay không?" - em Linh bày tỏ.

Chia sẻ về đề thi môn Toán, Linh cho biết, làm 50 câu trắc nghiệm trong thời gian 90 phút không phải là dễ. Độ khó các câu cũng không được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mà được đảo lẫn. Nếu như trước kia thi tự luận, có những phần kiến thức học sinh có thể bỏ qua thì nay lại xuất hiện trong đề thi thử. Minh cho biết, với hình thức thi mới, học sinh lớp 12 không những phải luyện thêm những kỹ thuật tính nhanh mà còn phải ôn tập kiến thức theo bề rộng, đi vào chi tiết hơn rất nhiều so với hình thức thi truyền thống trước kia.

Chia sẻ với phóng viên - một giáo viên của hệ thống Hocmai đánh giá cấu trúc đề tương tự hai đề minh họa do Bộ GD-ĐT đưa ra trước đó, bao gồm 6 chuyên đề của lớp 12 là hàm số, mũ logarit, tích phân, số phức, hình học không gian cổ điển, hình Oxyz. Đề cũng có một số câu liên quan khái niệm ở lớp 10 và lớp 11.

Bên cạnh đó, phần hàm số và tích phân yêu cầu học sinh nắm rất vững định nghĩa và ứng dụng của các phần đó (đã được trình bày trong sách giáo khoa). Đề có nhiều câu liên quan đồ thị và sự biến thiên của hàm số, yêu cầu học sinh phải được luyện tập nhiều.

“Các câu hỏi dễ không nhiều để học sinh có thể đạt mức trên trung bình, nhiều câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng thành thạo các kiến thức đã học và phải hiểu sâu. Đề hạn chế được học sinh sử dụng máy tính cầm tay và các em cần chú ý hơn nữa khi bước vào kỳ thi chính thức THPT sắp tới” - một giáo viên nhận định.

Sáng 21.3, các thí sinh sẽ thi bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) với thời gian làm bài 150 phút. Buổi chiều các thí sinh sẽ có 60 phút để làm bài thi môn Ngoại ngữ. Sáng ngày 22.3, các thí sinh sẽ làm bài tổ hợp Khoa học xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân) với 150 phút làm bài.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi thử trắc nghiệm môn Toán khiến nhiều học sinh 'cắn bút'