Nửa đầu năm 2016, lần đầu tiên trong nhiều năm, ngành nông nghiệp có GDP tăng trưởng âm 0,18%. Điều này đã thực sự gây ra tác hại lớn tới sự tăng trưởng chung của ngành.

Thiên tai, dịch bệnh...là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp!

tuyetnhung | 23/09/2016, 05:50

Nửa đầu năm 2016, lần đầu tiên trong nhiều năm, ngành nông nghiệp có GDP tăng trưởng âm 0,18%. Điều này đã thực sự gây ra tác hại lớn tới sự tăng trưởng chung của ngành.

Tăng trưởng âm 0,18%

Phát biểu tại Tọa đàm "Thu hút đầu tư vào nông nghiệp thông qua quá trình tái cơ cấu ngành" vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, nửa đầu năm 2016, lần đầu tiên trong nhiều năm ngành nông nghiệp có GDP tăng trưởng âm 0,18%, gây ra tác hại lớn cho ngành. Cho đến nay, nông nghiệp vốn chiếm vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, 70% số dân vẫn sống ở khu vực nông nghiệp và hiện có 46% lao động trong khu vực này.

Những năm qua, ngànhnông nghiệp trở thành điểm đệm trong nền kinh tế, nhất là thời điểm kinh tế khó khăn. Do vậy, việc tăng trưởng âm là điều trăn trở chung của toàn ngành ,tác động không nhỏ tới đời sống bà con nông dân, nhất là vùng khó khăn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp tăng trưởng âm nửa năm qua là do biến đổi khí hậu làm tất cả vùng sản xuất bị đảo lộn, ĐBSCL nguy cơ ngập tới 1m sau 100 năm nữa, ảnh hưởng tớivùng sản xuất trọng điểm.

Bên cạnh đó, hàng nông sản của VNcó cơ hội đi quốc tế nhiều hơn nhưng phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt với nông sản hàng hóa thế giới ở quốc gia có lợi thế hơn nhiều về tài nguyên, khoa học, sức sản xuất, quản trị…cùng lúc chịu 3 áp lực nên phải tập trung tái cơ cấu lại theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị tập trung bền vững.

Chưa đầy 1% DN đầu tư vào nông nghiệp

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, mặc dù nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp chiếm chưa tới 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước.

"Làm thế nào để thu hút thêm doanh nghiệp, huy động nhiều hơn nguồn vốn từ xã hội để tái cơ cấu nông nghiệp đang là bài toán khó đối với ngành nông nghiệp", Bộ trưởng trăn trở.

Đến nay có 3.643 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số gần nửa triệu doanh nghiệp đầu tư vào 3 khu vực nền kinh tế. Về số lượng thì còn ít, chưa đến 1%, trong đó trên 96% doanh nghiệp tham gia vào ngành nông nghiệp đều là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, số lượng doanh nghiệp lớn có vai trò đầu tàu còn rất ít.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân khách quan khiến nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp là rủi ro lớn từ thiên tai, dịch bệnh, lợi nhuận thấp, bấp bênh… Hơn nữa, nhiều DN ngại đầu tư vào nông nghiệp do khó tiếp cận đất đai và nguồn vốn.

Bộ trưởng cho biết, trong những tháng cuối năm ngành nông nghiệp có hai nhiệm vụ song song: Một là tiếp tục tái cơ cấu, trước mắt phải tập trung vào mặt hàng có dư địa để bù đắp. Hai là chăn nuôi, trong chăn nuôi cả ba nhóm gia cầm, đại gia súc và lợn đều rất thuận lợi.

Cụ thể, tổng lượng thức ăn sản xuất dự kiến cả năm nay khoảng 16 triệu tấn, giá nguyên liệu đầu vào hạ hơn so với năm trước. Lượng giống chuẩn bị tích cực cho cả ba đối tượng. Năm nay, không có dịch bệnh lớn trên cả ba đối tượng trên.

Thuận lợi còn ở chỗ tín hiệu thị trường nội địa tốt, giá lợn bò, gà đang tốt, đặc biệt là có thể xuất khẩu dù là xuất khẩu tiểu ngạch. Miền Bắc và cả nước từ sau rằm tháng 8 mùa cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tốt cả nội địa và xuất khẩu. Số liệu tổng hợp dự báo từnay đến cuối năm tốc độ tăng trưởng được 4-5%.

Thủy sản từ nay tới cuối năm với nhu cầu tiêu thụ tăng, thị trường thuận lợi thì triển vọng xuất khẩu tôm có thể vượt trên 3 tỉ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 7 tỉ USD.

Về rau quả, tốc độ tăng trưởng từ tháng 6 trở đi khá tốt. Tính bình quân chung, tốc độ tăng trưởng đạt 37%/tháng. Năm nay, khả năng giá trị xuất khẩu rau quả lần đầu tiên vượt gạo, đạt khoảng 2,5-2,6 tỉ USD.

Ngoài ra, cây công nghiệp trừ cao su, sắn, gạo sụt giảm, còn lại điều, cà phê, tiêu đều tăng. Nhóm mặt hàng đó còn dư địa, địa phương đang tập trung quyết liệt, tin rằng tăng trưởng đủ bù đắp.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ động thu hút FDI quy mô lớn, công nghệ cao như bán dẫn, AI…
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Chính phủ yêu cầu chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiên tai, dịch bệnh...là nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp!