Tiểu hành tinh có kích thước lớn nhất từng được NASA quan sát sẽ bay sượt qua hành tinh của chúng ta vào ngày 1.9.

Thiên thạch khổng lồ sẽ bay sượt qua Trái đất vào ngày 1.9

23/08/2017, 19:24

Tiểu hành tinh có kích thước lớn nhất từng được NASA quan sát sẽ bay sượt qua hành tinh của chúng ta vào ngày 1.9.

Ảnh minh họa

Tiểu hành tinh Florence có đường kính khoảng 4,4km, tức gần bằng 1/2 so với tiểu hành tinh khổng lồ đã va chạm với Trái đất cách đây 66 triệu năm và xóa sổ hoàn toàn loài khủng long.

Florence là tiểu hành tinh lớn nhất có quỹ đạo bay gần đến Trái đất mà NASA quan sát được kể từ khi họ mở ra chương trình giám sát tiểu hành tinh.

Ngày 1.9 Florence sẽ bay sượt qua Trái đất một cách an toàn ở khoảng cách 7 triệu km - khoảng 18 lần khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trăng - nhưng khoảng cách này là đủ gần để xem nó là một "đối tượng bay gần Trái đất".

"Nhiều tiểu hành tinh mà chúng ta biết đến đã áp sát Trái đất với khoảng cách gần hơn so với Florence vào ngày 1.9 tới, nhưng tất cả đều có kích thước nhỏ hơn. Florence là tiểu hành tinh có kích thước lớn nhất từng đi ngang qua hành tinh của chúng ta kể từ khi NASA bắt đầu theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất", Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đối tượng gần Trái đất của NASA cho biết.

NASA sẽ thử nghiệm công nghệ mới để theo dõi tiểu hành tinh Florence do kích thước khổng lồ của nó. Sử dụng radar mới trên Trái đất, NASA hy vọng rằng họ có thể nắm bắt chi tiết của bề mặt một tiểu hành tinh chỉ to khoảng 10 mét.

Theo các nhà khoa học, một thảm họa tiêu diệt loài khủng long sẽ chỉ xảy ra với Trái đất khoảng 220 triệu năm một lần. Dù vậy con số này chỉ là mang tính chất tương đối.

Ái Vi

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiên thạch khổng lồ sẽ bay sượt qua Trái đất vào ngày 1.9