Lầu Năm Góc đang xem xét đề xuất của Boeing về việc cung cấp cho Ukraine một lô bom “nhỏ và rẻ” trong bối cảnh các nước phương Tây đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về vũ khí tại Ukraine.

Thiếu hụt vũ khí, Mỹ tính gửi bom giá rẻ cho Ukraine

Hoàng Vũ | 28/11/2022, 17:55

Lầu Năm Góc đang xem xét đề xuất của Boeing về việc cung cấp cho Ukraine một lô bom “nhỏ và rẻ” trong bối cảnh các nước phương Tây đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về vũ khí tại Ukraine.

1a.jpg

Theo Reuters, các kho dự trữ quân sự của Mỹ và đồng minh đang dần cạn kiệt giữa lúc nhu cầu ngày càng tăng của Ukraine đối với các loại vũ khí tinh vi hơn. Hệ thống sử dụng bom đường kính nhỏ (GLSDB) được tập đoàn Boeing đề xuất là một trong nhiều loại vũ khí được đưa vào kế hoạch sản xuất để cung cấp cho Ukraine và các đồng minh của Mỹ ở Đông Âu.

GLSDB dự kiến sẽ kết hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 (loại bom lượn dẫn hướng chính xác bằng hệ thống định vị GPS và hệ thống điều hướng quán tính), với động cơ tên lửa M26. Cả hai loại này đều sẵn có trong các kho của Mỹ. Các nguồn thạo tin với Reuters cho biết, GLSDB có thể được chuyển giao sớm nhất là vào mùa xuân năm 2023.

Tuần trước, Doug Bush, trợ lý Bộ trưởng Bộ Lục quân Mỹ về Mua sắm, Hậu cần và Công nghệ, nói với phóng viên tại Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) rằng quân đội Mỹ cũng đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất đạn pháo 155mm - hiện chỉ được sản xuất tại nhà máy của chính phủ, bằng cách cho phép các nhà thầu quốc phòng chế tạo.

Bush cho biết cuộc xung đột ở Ukraine khiến nhu cầu mua vũ khí và đạn dược do Mỹ sản xuất tăng vọt, trong đó các đồng minh của Mỹ ở Đông Âu đã gửi rất nhiều đơn đặt hàng.

Tom Karako, một chuyên gia về vũ khí và an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết lượng hàng tồn kho của Mỹ giảm đã giúp giải thích sự vội vã mua thêm vũ khí hiện nay, đồng thời cho biết kho dự trữ đang "thấp dần".

Karako cũng lưu ý rằng việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan để lại rất nhiều bom thả từ trên không. Theo ông, dù loại bom này khó có thể sử dụng với máy bay Ukraine, nhưng “trong bối cảnh hiện nay Mỹ nên tìm ra những cách sáng tạo để chuyển đổi khả năng sử dụng của chúng”.

Mỹ cho đến nay đã từ chối yêu cầu của Kyiv đối với tên lửa tầm xa ATACMS với phạm vi hoạt động 297km có thể tích hợp với hệ thống HIMARS vốn đang được Ukraine sử dụng. GLSDB với tầm bắn 150km nếu được Lầu Năm Góc cung cấp cho phía Ukraine, có thể cho phép nước này tấn công các mục tiêu quân sự tầm xa hơn trong lãnh thổ.

Washington đã công khai cung cấp cho Ukraine đạn rocket GMLRS tiên tiến, có thể phóng từ các hệ thống HIMARS và đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 80km. Trước đó, Nga cảnh báo sẽ đáp trả nếu Mỹ chuyển tên lửa tầm xa cho hệ thống HIMARS của Ukraine, gọi đây là động thái vượt lằn ranh đỏ của Moscow.

Bài liên quan
Một cơ sở thẩm mỹ bị đóng cửa đã cố tình thay tên để tiếp tục hoạt động trái phép
Sau khi bị xử phạt, đóng cửa 18 tháng, một cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 57 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, TP.HCM đã thay tên công ty và mở phòng khám chuyên khoa da liễu mang tên “An Nhi” nhằm né việc chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiếu hụt vũ khí, Mỹ tính gửi bom giá rẻ cho Ukraine