Thịt ngoại đang tràn vào Việt Nam khiến người tiêu dùng đang được hưởng lợi, bởi vì có thêm sự lựa chọn và được dùng sản phẩm với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, ở góc độ kinh tế thì điều này không ổn, nếu Việt Nam không nỗ lực điều chỉnh thì không thể cạnh tranh với thịt ngoại.

Thịt ngoại tràn vào Việt Nam, người tiêu dùng đang hưởng lợi?

Một Thế Giới | 12/07/2015, 05:00

Thịt ngoại đang tràn vào Việt Nam khiến người tiêu dùng đang được hưởng lợi, bởi vì có thêm sự lựa chọn và được dùng sản phẩm với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, ở góc độ kinh tế thì điều này không ổn, nếu Việt Nam không nỗ lực điều chỉnh thì không thể cạnh tranh với thịt ngoại.

Thịt ngoại tràn vào Việt Nam, người tiêu dùng đang hưởng lợi?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập gần 54 triệu USD thịt gà các loại. Trong đó, thịt gà Mỹ nhập khẩu chiếm tới 65% giá trị nhập khẩu (khoảng 34,8 triệu USD). Và giá trung bình của gà Mỹ cũng rất rẻ so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. 

Do đó, không khó khăn để nhận thấy việc thịt gà ngoại đang tràn lan, lấn sân thịt trong nước ở các siêu thị. Thịt gà ngoại chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, Brazil… có giá rẻ hơn khá nhiều so với giá gà trong nước.

Cụ thể, cánh gà đông lạnh của Mỹ chỉ có 1 USD/kg, đùi gà Mỹ cũng chỉ có 0,9 USD/kg. Thịt gà đông lạnh Hàn Quốc nhập khẩu cũng có giá tương đối thấp, giá đùi gà là 40.000-42.000 đồng/kg, cánh gà 70.000 đồng/kg, chân gà 50.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, khảo sát cho thấy, giá gà tại các trang trại phía Bắc ở mức 22.000-25.000 đồng/kg, phía Nam 21.000-22.000 đồng/kg, thấp hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không chỉ thịt gà, thịt bò Úc hiện đã phủ sóng ở nhiều siêu thị như Co.opmart, Co.opFood, SatraMart, SatraFood, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Vissan... Giá thịt bò Úc chỉ nhỉnh hơn thịt bò nội từ 2% - 3%.
Tại hệ thống siêu thị, thịt bò Úc cũng tiêu thụ khá mạnh. Điều này khá dễ hiểu bởi mức chênh lệch giữa thịt ngoại và thịt trong nước chỉ vài chục ngàn đồng/kg nhưng thịt ngoại ngon hơn, mềm hơn đã thu hút một lượng lớn người tiêu dùng.
Thit ngoai tran vao Viet Nam, nguoi tieu dung dang huong loi
Thịt bò nhập khẩu (Ảnh minh họa) 
Không chỉ rầm rộ tại các siêu thị, ở các trang mạng thịt ngoại cũng đang lấn át thịt nội. Tại trang web shopthit.com, giá thịt bò thăn Úc chỉ gần 500.000 đồng/kg, trong khi đó thịt bò thăn nội giá đến hơn 800.000 đồng/kg. 

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Úc, từ đầu năm đến nay, nước này xuất sang Việt Nam khoảng 36.000 con bò sống, trị giá tương đương 24 triệu USD, trọng lượng trung bình từ 350 - 500 kg/con, với giá bò hơi khoảng 2 USD/kg.

Theo nhiều nhận định, giá bán trên khá phù hợp bởi các nước có nền sản xuất tiên tiến sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào. Hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp EU đã được phía Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu thịt. Kế hoạch trong năm 2015, EU đặt mục tiêu gia tăng sản lượng thịt xuất khẩu vào Việt Nam lên 5%. 

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, nếu như trong năm 2013 tổng lượng trâu bò nhập khẩu ước tính khoảng 150.000 con thì bước sang năm 2014, chỉ tính riêng bò Úc, con số nhập về đã gần 200.000 con. Trong khi đó, số lượng đàn bò của Việt Nam không tăng lên.

Cần phải phát huy thế mạnh

Trao đổi với báo Một Thế Giới, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, thịt gà ngoại lấn sân gà nội có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. GS Võ Tòng Xuân cho rằng, nền công nghiệp chăn nuôi ở nước ngoài cực kì phát triển, bỏ xa Việt Nam.

“Vì công nghiệp chăn nuôi phát triển nên chi phí đầu vào cũng thấp, các nguyên liệu chăn nuôi và công nghệ chế biến họ cũng thấp hơn ở ta nên có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất”, GS Xuân nói.

Cũng theo GS. Võ Tòng Xuân, ở Mỹ người dân khá chuộng phần ức gà, còn các phần khác không ưa thích nên giá thành càng trở nên rẻ. Còn thịt bò của nước ngoài họ có chất lượng cao hơn hẳn.
Thit ngoai tran vao Viet Nam, nguoi tieu dung dang huong loi
 GS. Võ Tòng Xuân, ông cho rằng phải tập trung vào thế mạnh của mình nếu muốn cạnh tranh
Bên cạnh đó, theo GS Võ Tòng Xuân, thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà, bò của nước ngoài vào Việt Nam khá thấp nên giá thành cũng giảm đi đáng kể.

Ông so sánh với cá tra của Việt Nam khi vào thị trường Mỹ cực kì vất vả và bị đánh thuế khá cao. Điều này giúp cho doanh nghiệp của họ cạnh tranh tốt hơn với hàng hóa nước ngoài. Việc hội nhập với hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, không chỉ mặt hàng thịt mà cả ngành chăn nuôi của Việt Nam đều gặp khó khăn.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng, cũng khó có thể nói là thịt ngoại phá giá bởi chi phí sản xuất của họ rẻ và thuế nhập khẩu cũng thấp nên giá thành cạnh tranh là điều hợp lý.

Tuy nhiên, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, việc thịt ngoại tràn vào cũng có điểm tích cực, đó là tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, người tiêu dùng cũng được sử dụng sản phẩm với giá rẻ. Muốn cạnh tranh được với nước ngoài, cần có nhiều thay đổi tích cực hơn.

Theo GS Võ Tòng Xuân, thịt gà ngoại hầu hết là thịt gà công nghiệp, trong khi gà nuôi vườn ở Việt Nam hiện nay rất ngon, chúng ta có thể cạnh tranh tốt với họ ở điều này. Tập trung vào thế mạnh của mình mới có cơ hội cạnh tranh được.

Trí Lâm

Bài liên quan
Trứng nhỏ đi, thịt mất ngon vì nắng nóng cực đoan
Trang Straits Times cho biết nắng nóng cực đoan không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho con người mà còn cho cả động vật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thịt ngoại tràn vào Việt Nam, người tiêu dùng đang hưởng lợi?