Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan công khai tham vọng thiết lập hiện diện ở khu vực trải dài 300 dặm (hơn 400km) trong lãnh thổ Syria ngay sau khi chấp nhận tạm dừng chiến dịch quân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ định lập chốt quan sát tại miền Bắc Syria

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 19/10/2019, 10:18

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan công khai tham vọng thiết lập hiện diện ở khu vực trải dài 300 dặm (hơn 400km) trong lãnh thổ Syria ngay sau khi chấp nhận tạm dừng chiến dịch quân sự.

Cụ thể, Tổng thống Erdogan đặt mục tiêu lập 12 chốt quan sát ở “vùng an toàn” từ biên giới Iraq đến sông Euphrates. Khoảng 2 triệu người tị nạn Syria sẽ được tái định cư tại đây.

Nhà lãnh đạo chính quyền Ankara hôm 17.10 vừa đồng ý dừng chiến dịch quân sự trong 5ngày để dân quân Kurd (YPG) rút lui khỏi “vùng an toàn”. Ông cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp trả nếu phía chính quyền Syria – vừa đưa quân đội vào một số nơi YPG rút đi – phạm sai lầm.

Là ưu tiên lớn của Tổng thống Erdogan, “vùng an toàn” cho phép ông giải quyết hai vấn đề lớn: tái định cư cho lượng người tị nạn khổng lồ chạy khỏi Syria lúc chiến tranh và tạo khu vực đệm đảm bảo YPG (lực lượng có công chống IS nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là khủng bố) tránh xa biên giới.

“Vùng an toàn” (tô đỏ) mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn tạo ra - Ảnh: Daily Mail

Giới phân tích đánh giá kế hoạch tạo ra “vùng an toàn” khó thực hiện. Chuyên gia chính sách đối ngoại Hasan Unal thuộc Đại học Maltepe (Istanbul) lưu ý rằng quân đội Syria hiện đã có mặt tại Manbij cùng Kobane, sau khi họ đạt thỏa thuận hợp tác với YPG chống lại Thổ Nhĩ Kỳ trước đó. Chưa kể diễn biến sắp tới còn rất khó lường và phụ thuộc vào kết quả cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Thổ - Nga tuần sau.

Giám đốc Anthony Skinner thuộc công ty đánh giá rủi ro Verisk Maplecroft thì lại nghi ngờ về khả năng kiểm soát “vùng an toàn” của Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa công tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây sẽ khá tốn kém.

Cẩm Bình (theo Reuters, The National Post)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thổ Nhĩ Kỳ định lập chốt quan sát tại miền Bắc Syria