Đức mới đây đã hoàn thiện một dự luật về các quy tắc cho việc xây dựng mạng di động 5G, trong đó sẽ không cấm tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei Technologies như đòi hỏi của phía Mỹ. Động thái này đã vấp phải chỉ trích từ các nhà lập pháp cũng như nhà ngoại giao ở Berlin và Washington.
Các quan chức chính phủ Đức đã xác nhận về “Danh sách các nguyên tắc bảo mật” bao gồm những tiêu chí đánh giá kỹ thuật mạng 5Gvàthông báo rằng không có nhà cung cấp nào bị cấm nhằm tạo ra một “sân chơi bình đẳng” cho các công tythiết bị viễn thông bất chấp chiến dịch kêu gọi tẩy chay Huawei của Mỹ.
"Đức sẽ không vội đưa ra quyết định cấm bất kỳ cá nhân hay công ty nào", phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết trong một cuộc họp báo ở Berlin hôm 14.10.
Tuy nhiên, thông tin này không được đón nhận tại Bộ Ngoại giao Đức, nơi đang tranh cãi về sự cần thiếttrong việc đẩy mạnh bảo vệ an ninh quốc gia. Một số quan chức ngoại giao Đức đã bày tỏ sự không hài lòng về quyết định trên.
Ngoài ra, các nhà lập pháp tại Quốc hội Đức cũng không thực sự bị thuyết phục bởi đề xuất này. Norbert Röttgen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại tại Quốc hội Đức, người kêu gọi thành lập một cơ quan hành chính để giám sát chính sách 5G, đã chỉ trích dự luật trên của chính phủ.
Động thái này của Berlin cũng giáng một đòn mạnh vào Mỹ, quốc gia vốn liên tục gây áp lực buộc các đồng minh loại trừ Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G. Mỹcáo buộc sự hiện diện của công ty này trong các hệ thống mạng di động sẽ mở đường cho gián điệp Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia.
“Mức độ kiểm tra an ninh của Đức hiện tại là không đủ. Họ cần đánh giá ảnh hưởng của chính phủ và cân nhắc có nên áp dụng quy tắchay không”, Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về chính sách truyền thông và mạng quốc tế, ông Rob Strayer cho biết.
Nhà Trắng trước đó đã nhiều lầncảnh báo Berlin rằng việc chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ có thể bị ảnh hưởng nếu Huawei, vốn bị cấm ở Mỹ vì lý do an ninh quốc gia, được phép xây dựng cơ sở hạ tầng 5G tại Đức.
Hoàng Vũ (theo SCMP)