Thỏa thuận phòng thủ mới giữa Mỹ và đồng minh Philippines đối mặt nguy cơ bị “treo” nhiều năm vì những thách thức pháp lý, gây thất vọng cho kế hoạch tăng cường quan hệ song phương bằng cách đưa quân Mỹ đến đất nước Đông Nam Á này.
Thỏa thuận Hợp tác phòng thủ tăng cường (EDCA) được hai bên ký hồi tháng 4, nhân chuyến thăm Philippines của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nó đánh dấu sự trở lại các căn cứ quân sự cũ của Mỹ như căn cứ không quân Clark, căn cứ Vịnh Subic, 20 năm sau khi Mỹ phải rút khỏi Philippines.
Những tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc (TQ) cùng việc cần thiết phải huấn luyện và tái trang bị cho lực lượng quân đội bị ngó lơ, đã khiến chính phủ Philippines chào đón sự trở lại của quân Mỹ theo cơ sở “quay vòng”.
Kế hoạch này phù hợp với chủ trương xoay trục về châu Á –Thái Bình Dương của chính quyền Obama, với các thỏa thuận luân chuyển quân Mỹ đến Úc và Singapore.
Nhưng các quan chức Mỹ và Philippines ở Manila cho báo The Wall Street Journal biết: việc lập chi tiết kế hoạch triển khai quân Mỹ-bao nhiêu quân sẽ đến, tới đâu-đã bị đình trệ, do những đơn kiện gởi lên Tòa án tối cao Philippines hồi tháng 5.
Những người gởi đơn kiện-12 học giả, nhà hoạt động, luật sư và cựu luật sư-đã so sánh mối liên minh quân sự Mỹ- Philippines là “cuộc tư tình lợi dụng và bất bình đẳng”, vi phạm hiến pháp Philippines vì EDCA chưa được Thượng viện thông qua.
Nhưng chính phủ Philippines nói EDCA không đòi hỏi sự phê duyệt của Thượng viện, vì chủ trương quay vòng quân Mỹ là điều được phép làm, theo tinh thần Thỏa thuận quân đội viếng thăm đã ký trước đây.
Một quan chức quốc phòng Philippines đề nghị giấu tên, nói chính phủ vẫn tin tưởng sẽ vượt qua vụ án này, dẫn những ví dụ trước đây Tòa án tối cao đứng về phía chính quyền trong các vấn đề quốc phòng và chính sách đối ngoại.
Nhưng ông cũng cho rằng vụ án này sẽ kéo dài nhiều năm, vì hệ thống pháp lý Philippines nổi tiếng là làm việc chậm:
“Chúng tôi đã có một thỏa thuận an ninh với Úc hồi năm 2007, nhưng chúng tôi chỉ có thể được thông qua từ năm 2012 do những cản trở pháp lý”, quan chức này nói, gợi ý EDCA cũng sẽ bị kéo dài.
Ông nói thêm: sự bế tắc này sẽ cản trở kế hoạch nâng cấp lực lượng vũ trang với sự hỗ trợ của Mỹ.
Người phát ngôn của Tòa án tối cao nói tòa chưa quyết khi nào mở phiên xử.
Một quan chức chính phủ Mỹ đề nghị giấu tên, xác nhận hai bên buộc phải tạm ngưng trao đổi, để tôn trọng thủ tục pháp lý nói trên:
“Chúng tôi phải xem xét tình hình ở đây. Đó là lý do chúng tôi tiến hành chậm”.
Trong khi đó, khi dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III nói hôm 23.9, rằng nước ông quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông.
Tổng thống Aquino |