Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có mặt tại New York tham dự đại hội đồng LHQ với mục tiêu đấu tranh để Nhật trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng Duowei News, một trang chuyên về tin tức chính trị của Trung Quốc tại Mỹ khẳng định Trung Quốc sẽ chống lại “giấc mơ Nhật” tới cùng.

Trung Quốc sẽ chống phá “giấc mơ Nhật” tới cùng?

Một Thế Giới | 24/09/2014, 12:20

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có mặt tại New York tham dự đại hội đồng LHQ với mục tiêu đấu tranh để Nhật trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng Duowei News, một trang chuyên về tin tức chính trị của Trung Quốc tại Mỹ khẳng định Trung Quốc sẽ chống lại “giấc mơ Nhật” tới cùng.

"Tôi muốn gửi một thông điệp rằng Nhật Bản sẽ dẫn đầu trong việc điều chỉnh LHQ vào dịp kỷ niệm năm thứ 70 (thành lập LHQ) vào năm tới để phù hợp hơn với thế kỷ 21", ông Abe nói với các phóng viên trước khi rời sân bay Haneda ở Tokyo .

Theo Duowei, hành động của ông Abe là một phần của chiến lược nhằm để Nhật Bản trở thành ngang hàng với Mỹ, Anh và Nga.

Một nguồn tin từ văn phòng của Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố rằng ông Abe quyết tâm đưa Nhật vào Hội đồng Bảo an (HĐBA) vì ông không hài lòng với Hiến chương LHQ, mà ông Abe cho rằng vẫn còn chứa tham chiếu đến Nhật Bản và Đức như là các "quốc gia thù địch". Đây là lý do tại sao Abe nói rằng ông muốn cải tổ LHQ để nó "phù hợp hơn với thế kỷ 21”.

Nhưng Duowei cũng nói những nỗ lực của Abe có thể sẽ hoài công, khi năm tới Trung Quốc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật (trong thế chiến thứ 2). Trung Quốc đã duy trì một lập trường thù địch chống lại Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo Senkaku.
Bộ ngoại giao TQ cũng luôn nói Nhật Bản không chịu "ăn năn" vì những tội ác trong quá khứ mỗi khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản đến thăm đền thờ Yasukuni.  

Do đó, ông Masashi Nishihara, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Hòa bình và An ninh nói rằng ước nguyện của ông Abe khó thành vào năm tới. Bởi theo Hiến chương LHQ, chỉ khi 5 thành viên thường trực của HĐBA thông qua thì mới cải cách được điều lệ ban đầu của tổ chức này.

Mỹ, Anh, Pháp có thể ủng hộ Nhật vào HĐBA. Với Nga, Nhật có thể đàm phán được nhưng với Trung Quốc thì cực kỳ khó khi hai quốc gia này có quá nhiều mâu thuẫn trong lịch sử đến hiện tại.

Anh Tú (Theo WCT)

Bài liên quan
Kinh doanh trong nước bất ổn, các hãng công nghệ lớn Trung Quốc tìm sự tăng trưởng ở Trung Đông
Các công ty Trung Quốc sẽ ít phải đối mặt với sự giám sát chính trị hơn ở khu vực Trung Đông, các mối quan hệ chủ yếu tập trung vào lợi ích kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẽ chống phá “giấc mơ Nhật” tới cùng?