Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Vinamilk chia sẻ quanh câu chuyện đang nóng: thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Thoái vốn tại Vinamilk: Cần công khai, minh bạch

Một Thế Giới | 16/10/2015, 18:12

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Vinamilk chia sẻ quanh câu chuyện đang nóng: thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

"Việc bán vốn như thế nào là quyền của nhà nước, tuy nhiên quan điểm của Vinamilk là nhà nước cần bán đấu giá công khai, rộng rãi và minh bạch để đem về lợi ích cao nhất cho nhà nước", bà Hương chia sẻ.
Ý kiến của bà Hương đồng nhất với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 787/TTg-ĐMDN. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khi thoái vốn tại 10 doanh nghiệp (trong đó có Vinamilk) phải đạt được lợi ích cao nhất.
Theo tính toán sơ bộ, nếu SCIC bán toàn bộ hơn 541 triệu cổ phiếu Vinamilk (tương ứng 45,1% vốn Vinamilk) thì lượng cổ phiếu này có giá trị 55.190 tỉ đồng, tương đương 2,47 tỉ USD (tính theo thị giá ngày 13.10.2015).
Ai sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Vinamilk, ai sẽ chi ra số tiền khổng lồ, lên tới gần 2,5 tỉ USD, đang là một ẩn số.
Trước câu hỏi "Vinamilk kỳ vọng gì ở các đối tác trong tương lai?", giám đốc điều hành Vinamilk chia sẻ "Chúng tôi mong muốn các cổ đông hiện nay của Vinamilk cần tăng thêm tỷ lệ sở hữu hiện có của mình khi nhà nước thoái vốn".
Cũng theo bà Hương, sau khi thoái hết vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp, Vinamilk vẫn tiếp tục phát triển theo định hướng chiến lược của Vinamilk trong 5 năm và 10 năm tới với mục tiêu trở thành công ty đa quốc gia hoạt động trên toàn cầu.
Về băn khoăn liệu việc thoái vốn này theo Vinamilk có tác động như thế nào đến tâm lý các nhà đầu tư, giám đốc điều hành Vinamilk cho rằng "các nhà đầu tư nói chung cả trong và ngoài nước sẽ rất phấn khởi nếu nhà nước thoái vốn ở Vinamilk vì tâm lý các nhà đầu tư đều muốn sở hữu thêm cổ phiếu Vinamilk vì là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, quản trị tốt, luôn đem lại giá trị gia tăng cho cổ đông. Nếu quyết định này trở thành hiện thực thì đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, nhưng với điều kiện nhà nước đưa ra đấu giá rộng rãi công khai và hết sức minh bạch để các nhà đầu tư có cơ hội tham gia, như vậy sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho nhà nước qua việc bán vốn".
Đúng như bà Hương chia sẻ, thông tin nhà nước thoái vốn tại Vinamilk được các nhà đầu tư rất quan tâm. Ngay sau khi có thông tin thoái vốn, cổ phiếu của Vinamilk liên tiếp tăng và được các chuyên gia nhận định còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Số liệu thống kê cũng cho thấy năm 2014, SCIC đã nhận 2.164 tỉ đồng từ Vinamilk. Năm 2013, số tiền này thậm chí còn lớn hơn khi đạt 2.597 tỉ đồng. Sang năm 2015, cổ đông Vinamilk còn hài lòng hơn nữa vì chỉ riêng tạm ứng cổ tức đợt 1/2015, Vinamilk đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt lên đến 40%, chưa kể công ty thưởng cổ phiếu tỷ lệ 5:1. Chỉ riêng tiền mặt, SCIC đã thu về 2.164 tỉ đồng.
Một kế hoạch thoái vốn hợp lý, chi phí thấp nhất, lợi ích cao nhất, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của Vinamilk là điều cả "người trong cuộc" và "người ngoài cuộc" đều đang trông đợi.
Bảo Hân
>> Singapore xử lý nghiêm cửa hàng điện thoại côn đồ lừa du khách Việt
>> Đã đến lúc thuê Kiatisuk thay HLV Miura!
>> Ông bầu của Ngọc Trinh, Khắc Tiệp coi thường pháp luật hay giả vờ không biết?
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thoái vốn tại Vinamilk: Cần công khai, minh bạch