Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã được thông qua với 83,5% đại biểu tán thành.

Thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trí Lâm | 12/06/2017, 10:47

Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã được thông qua với 83,5% đại biểu tán thành.

Sáng 12.6, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV với 83,5% đại biểu tán thành và 6,11% không tán thành. Như vậy, Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14. Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14, Luật đã được thông qua.

Ba nhóm đối tượng DNNVVmà Luật hỗ trợ trọng tâmlà doanh nghiệp mới chuyển đổi từ hộgia đình; doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sángtạo và doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, bám theo những sản phẩm chủ lực, tạo quỹ giá trị bền vững cho sản phẩm đó tồn tại trên thị trường.

Cũng trong sáng 12.6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua chương trình giám sát năm 2018 với 88,8% đại biểu tán thành.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật; xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội; giám sát chuyên đề.

Tại kỳ họp thứ 6 sẽxem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật;

Cùng với đó, xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội; giám sát chuyên đề.

Căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các Ủyban của Quốc hội xây dựng, triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình và tổ chức hoạt động giải trình tại Hội đồng, Ủy ban; đoàn đại biểu quốc hội, đại biểu quốc hội căn cứ điều kiện và tình hình thực tế, chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng chương trình, phối hợp và tiến hành hoạt động giám sát, báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.

Quốc hội giao Ủyban Thường vụ Quốc hội: chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018; chỉ đạo,phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủyban của Quốc hội; hướng dẫn đoàn đại biểu quốc hội, đại biểu quốc hội trong việc thực hiện hoạt động giám sát; chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát; chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả giải quyết các kiến nghị sau giám sát; tổng hợp và báo cáo kết quả việc thực hiện chương trình giám sát.

Các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương liên quan có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, đoàn giám sát của Quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội và đại biểu quốc hội trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa