“Chính phủ không tăng trưởng bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường, bất ổn vĩ mô để lấy tăng trưởng. Ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu hàng đầu và giải pháp căn cơ, căn bản là khơi dậy được mọi tiềm năng, tận dụng mọi cơ hội phát triển”, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói.

Chính phủ không đánh đổi bất ổn vĩ mô để lấy tăng trưởng

Trí Lâm | 09/06/2017, 17:35

“Chính phủ không tăng trưởng bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường, bất ổn vĩ mô để lấy tăng trưởng. Ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu hàng đầu và giải pháp căn cơ, căn bản là khơi dậy được mọi tiềm năng, tận dụng mọi cơ hội phát triển”, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói.

Mục tiêu cao nhưng có cơ sở!

Hiện tại, với mức tăng trưởng GDP quý 1/2017 chỉ ở mức 5,1%, thấp hơn mức 5,5% của cùng kỳ năm ngoái, nhiều chuyên gia nhận định việc cả năm đạt mức tăng 6,7% là bất khả thi. Bởi vì muốn đạt được mục tiêu này thì tăng trưởng các quý còn lại phải trên 7%. Nhưng điều này là không thể bởi để tăng trưởng thì phải duy trì được năng suất cao, nhưng năng suất của Việt Nam lại đang đi xuống.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ có lý do để đưa ra mục tiêu này.

Theo Bộ trưởng, đây là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng và Quốc hội về Phát triển KT-XH 5 năm, vì vậy đây là năm bản lề hết sức quan trọng để tạo tiền đề cho các năm tiếp theo và có thể đạt được kế hoạch 5 năm.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải phát triển nhanh để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực. Đồng thời tạo các nguồn lực về đầu tư phát triển cho các giai đoạn sau cũng như duy trì sự ổn định các cân đối lớn như nợ công, thu ngân sách, việc làm, an sinh xã hội… góp phần ổn định xã hội và ổn định chính trị.

“Chính phủ không tăng trưởng bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường, bất ổn vĩ mô để lấy tăng trưởng. Ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu hàng đầu và giải pháp căn cơ, căn bản là khơi dậy được mọi tiềm năng, tận dụng mọi cơ hội phát triển”, Bộ trưởng nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, bối cảnh quốc tế và trong nước đang thuận lợi so với năm 2016. Nông nghiêp có sự phục hồi mạnh hơn, có thể tăng được 3,05%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có thể đạt tăng trưởng 13%; Xuất khẩu có thể đạt 10%; Nhiều dự án đầu tư từ nguồn ngân sách đang được đẩy nhanh tiến độ, một số dự án lớn đã hoàn thành và đưa vào khai thác.

Về việc thác thêm 1 triệu tấn đầu, Bộ trưởng cho biết kế hoạch đặt ra đầu năm nay không đặt nặng việc khai thác dầu vì chú trọng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuy nhiên, trước tình hình giá dầu phục hồi tốt, Chính phủ tận dụng điều này để khai thác thêm.

“Đây là tốt cho nền kinh tế chứ không phải khai thác đến mức cạn kiệt nên các đại biểu yên tâm”, Bộ trưởng nói.

“Mục tiêu 6,7% được cho là cao nhưng Chính phủ cho rằng có cơ sở, tuy nhiênđiều kiện là phải phấn đấu, có sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, cả người dân và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Dũng cho hay.

Nêu ý kiến về điều này, ĐBQH Lê Thu Hà (Lào Cai) cho biết: “Tôi đồng tình không chạy theo số lượng nhưng theo tôi, cần đặt cả 2 mục tiêu số lượng và chất lượng như nhau vì GDP là một trong 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô đó là tăng GDP, ổn định giá cả, tăng việc làm, giảm thất nghiệp và tăng xuất khẩu.

Theo vị này, nếu năm 2017 vẫn không đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% thì 2năm liền không đạt được mục tiêu kế hoạch tăng trưởng, và trong 3 năm còn lại sẽ khó khăn hơn. Nhìn xa hơn thì nếu trong 20 năm từ 2016 đến 2035 mà nền kinh tế Việt Nam không đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm, để GDP đầu người tăng 6%/năm thì Việt Nam không còn cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

“Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xác định các dư địa có khả năng khai thác để có giải pháp tăng thêm 0,5% này nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến các mục tiêu khác của kinh tế vĩ mô như áp lực lạm phát, tăng nợ công, tăng nợ xấu của ngân hàng thương mại”, bà Hà nói.

Giải pháp nào để đạt mục tiêu?

Theo đại biểu Lê Thị Hà, giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng có tác dụng nhanh là tăng tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể là tăng khối lượng tiền tệ so với kế hoạch đề ra, tương ứng với việc tăng thêm khoảng 2% tổng dư nợ tín dụng. Theo kế hoạch từ 18% - 20% bao gồm cả tín dụng đầu tư, tiêu dùng và những lĩnh vực, đối tượng có tốc độ giải ngân nhanh nhất trong năm 2017.

Bà Hà nhận định, với mức tăng tín dụng 2% sẽ không gây lạm phát tiền tệ bởi lạm phát cơ bản cho đến nay vẫn diễn biến thuận lợi. Tuy nhiên, kèm theo giải pháp này phải không điều chỉnh tăng giá điện và giá cả các loại dịch vụ công khác như y tế, giáo dục từ nay đến cuối năm.

Giải pháp tiếp theo là kích thích tăng tiêu dùng dân cư và đầu tư tư nhân thông qua các biện pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng, tháo gỡ các thủ tục hành chính để thúc đẩy các công trình xây dựng đầu tư tư nhân, nhất là các thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp. Đặc biệt, phải có các biện pháp giải ngân nhanh, thúc đẩy đầu tư công trong năm 2017 bao gồm các dự bán BOT, BT, các dự án hạ tầng giao thông. Nếu hết quý 3/2017 giải ngân được 70% vốn đầu tư trong năm thì tác động lan tỏa sẽ rất lớn trong trong quý 4.

“Nút thắt lớn nhất hiện nay vẫn là thủ tục hành chính. Mặc dù Thủ tướng rất quyết tâm để cải cách nhưng trên thực tế, thủ tục hành chính vẫn là nút thắt kìm hãm tăng trưởng kinh tế”, bà Hà nhấn mạnh.

Theo đại biểu này, ví dụ như lĩnh vực xây dựng, đầu tư, hầu hết các dự án đều phải chờ Bộ, ngành có liên quan phê duyệt với thủ tục rất phức tạp làm nản lòng không chỉ nhà đầu tư mà ngay cả chính quyền địa phương. Theo Luật đầu tư, Luật xây dựng mới thì số dự án công trình phải thông qua bộ, ngành nhiều hơn trước đây.

Từ năm ngoái, Chính phủ đã có chủ trương trình Quốc hội một luật sửa nhiều luật liên quan đến đầu tư xây dựng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. Đây là điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để đạt được mức tăng trưởng đề ra thì bên cạnhnhóm giải pháp cơ bản, giải pháp ngắn hạn thực hiện được ngay là tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân cácnguồn vốn, giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các bộ ngành để điều chỉnh kịp thời

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ không đánh đổi bất ổn vĩ mô để lấy tăng trưởng