Tại buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ (VAST), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 5 “đơn đặt hàng” nhằm giúp Viện gắn chặt nghiên cứu với thực tiễn đời sống.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghiên cứu khoa học phải gắn chặt với thực tiễn

Thu Anh | 27/12/2016, 16:27

Tại buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ (VAST), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 5 “đơn đặt hàng” nhằm giúp Viện gắn chặt nghiên cứu với thực tiễn đời sống.

Sáng 27.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt hàng Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam (VAST) về những vấn đề sau: Nghiên cứu và đề xuất sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý nhằm nâng cao giá trị và tránh sựlãng phí tài nguyên quốc gia;Đề xuất các giải pháp khoa họccông nghệ (KHCN) cho việc theo dõi, kiểm soát và xử lýmôi trường khắc phục hậu quả dưới thách thức của biến đổi khí hậu;Nghiên cứu áp dụng KHCN trong sản xuất hàng hóa chú trọng thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa;Áp dụng KHCN vào chế biến sâu, bảo quản lương thực, thực phẩm, mở rộng chuỗi giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam, nâng cấp vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam ở nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đặt hàng các nhà khoa học của VAST nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành lĩnh vực then chốt của quốc gia như nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo, sản xuất vật liệu thế hệ mới…

Theo báo cáo tổng kết, năm 2016, VASTđã công bố hơn 2.000 công trình khoa học, gần 1.000 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, trong đó 740 công trình đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI, là đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng công bố quốc tế. Viện đã được cấp 28 bằng sở hữu trí tuệ, trong đó có 11 phát minh, sáng chế, 17 giải pháp hữu ích (tăng 56% so với năm 2015) và xuất bản 39 sách chuyên khảo.

Cùng thời gian này, các đơn vị trực thuộc VAST đã thực hiện 1.070 hợp đồng KHCN với kinh phí trên 233 tỉ đồng (tăng gần 17% so với năm 2015), trong đó phần lớn số kinh phí đến từ doanh nghiệp.

Hiện tại, Viện đang triển khai dự án xây dựng Trung tâm Vệ tinh quốc gia, dự án KHCN lớn nhất từ trước đến nay với tổng vốn đầu tư 600 triệu USD. Dự kiến đầu năm 2019, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh LOTUSAT-1, vệ tinh sử dụng công nghệ radar tiên tiến hiện nay. Năm 2021, Việt Nam sẽ tự chế tạo vệ tinh LOTUSAT-2.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng gửi gắm tới VAST: “Song song với nghiên cứu khoa học cơ bản, cần dành thời gian, nguồn lực thỏa đáng để nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn; phải tạo nên mối liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu với sản xuất kinh doanh và khởi nghiệp, giảm dần tình trạng các doanh nghiệp trong nước đang bỏ ra các chi phí lớn thuê các đơn vị tư vấn khoa học công nghệ ở nước ngoài mỗi khi cần cải tiến hoặc sản xuất thiết bị và phụ tùng. Nghiên cứu là cần thiết, nhưng không gắn với thực tế, không đáp ứng yêu cầu của thực tế thì tự mình sẽ thua trên sân nhà”.

Thu Anh
Bài liên quan
Cuộc chiến xin tài trợ nghiên cứu khoa học khốc liệt ở Trung Quốc: 2 học giả hàng đầu bị trừng phạt
Ji Jie và Yang Lijun - hai nhà khoa học Trung Quốc nổi tiếng đã bị phơi bày hành vi cố gắng tác động đến các quyết định về tài trợ nghiên cứu do chính phủ tài trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
23 phút trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghiên cứu khoa học phải gắn chặt với thực tiễn