“Chúng ta không hội nhập, không cải cách đổi mới, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin mà trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử thì chúng ta sẽ chậm phát triển vì năng suất thấp. Thông qua xây dựng Chính phủ điện tử để góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhân dân”, Thủ tướng nêu.

Thủ tướng: Nhiều bộ, ngành coi nhẹ, né tránh xây dựng Chính phủ điện tử

Trí Lâm | 15/05/2018, 14:24

“Chúng ta không hội nhập, không cải cách đổi mới, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin mà trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử thì chúng ta sẽ chậm phát triển vì năng suất thấp. Thông qua xây dựng Chính phủ điện tử để góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhân dân”, Thủ tướng nêu.

Tại cuộc họp về xây dựng Chính phủđiện tử vừa diễn ra do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Thủ tướng cho rằng việc triển khai xây dựng Chính phủđiện tử thời gian qua còn chậm, chưa như mong đợi. Thủ tướng cũng nhất trí thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủđiện tử

“Chúng ta không hội nhập, không cải cách đổi mới, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin mà trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử thì chúng ta sẽ chậm phát triển vì năng suất thấp. Thông qua xây dựng Chính phủ điện tử để góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhân dân”, Thủ tướng nêu.

Cho rằng một số bộ, ngành coi nhẹ, né tránh công việc này hay còn mang nặng tính hình thức, chưa quan tâm hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh, từng thành viên Chính phủ, các tỉnh, thành phố trên cả nước đều phải vào cuộc để triển khai mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn. Phải đổi mới cách làm với những giải pháp cốt lõi để nâng cao hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt là hiệu quả quản trị công, nhằm phục vụ phát triển kinh tế, quản lý xã hội.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cần thay đổi nhận thức, hành động và thống nhất với quan điểm củaVPCP. Đó là “Hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy; phải nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất”.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần xây dựng Chính phủđiện tử gắn chặt với cải cách hành chính vàứng dụng công nghệ thông tin ở mọi cấp, mọi ngành. Trong đó, công nghệ thông tin là công cụ thực hiện mục tiêu cải cách.

Thủ tướng nhất trí cần thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủđiện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia vềứng dụng công nghệ thông tin. Ủy ban này sẽ do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban, trực tiếp chỉđạo hoạt động xây dựng Chính phủđiện tử. Phó thủ tướng VũĐức Đam làm Phó chủ tịch và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Ủy viên thường trực kiêm Tổng thư ký. Cơ quan thường trực của Ủy ban đặt tại VPCP.

Theo đó, cần hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý để triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, nhất là việc kết nối phi tập trung về chia sẻ dữ liệu, cởi mở thông tin chưa có thể chế để thực hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu riêng tư, Nghị định về định danh điện tử của cá nhân, tổ chức, Nghị định về chia sẻ dữ liệu.

Người đầu Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương thiết lập cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước theo hướng phi tập trung như bài học của Estonia và Pháp.

“Các đồng chí cho biết đây là giải pháp phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh chúng ta có quá nhiều các hệ thống thông tin tại các cấp nhưng không kết nối được, không chia sẻ được với nhau”, Thủ tướng nói và giao VPCP trong tháng 11.2018 trình Thủ tướng xem xét phê duyệt đề án về giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước. VPCP và các bộ, ngành phải là những cơ quan đi đầu trong việc thực hiện “phi giấy tờ” ở Việt Nam, để giảm giấy tờ nhiều hơn nữa.

“Cải cách ngay từ các phiên họp của UBND, phiên họp của Chính phủ thì đây có thể là hành động hưởng ứng một Chính phủ phi giấy tờ. Mình làm việc nhỏ này nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc rút ngắn thời gian”, Thủ tướng nói. VPCP cần nghiên cứu và sớm trình Chính phủ Nghị định về chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính Nhà nước và thiết lập Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia để cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách, bảo đảm tiết kiệm nguồn lực.

“Chúng ta vừa làm, vừa cải cách, vừa đổi mới nhưng không phải chờ đợi. Các dịch vụ công trực tuyến phải tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, không để chậm trễ, để hỗ trợ nhân dân”, Thủ tướng nêu rõ.

Kinh nghiệm trên thế giới

Estonia xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia để cung cấp đến 99% các dịch vụ thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp (1.500 dịch vụ trực tuyến) và thiết lập các hệ thống quản lýđăng ký công dân, hệ thống xác thực thông qua mã số công dân điện tử eID do Bộ Nội vụ quản lý, xác thực thông qua sốđiện thoại (MobileID). Đến nay, 99% công dân Estonia được cấp 1 mã sốđịnh danh duy nhất (eID) và 1 thẻ căn cước điện tử kèm chữ ký sốđể thực hiện giao dịch với các cơ quan Nhà nước.

Pháp xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống liên kết định danh quốc gia cho phép kết nối giữa các dịch vụ công trực tuyến với 1 lần đăng nhập duy nhất (France Connect). Với việc triển khai France Connect - hệ thống đăng nhập liên thông dựa trên sự liên thông giữa các dịch vụ công thông qua một định danh đã được kiểm định, công dân Pháp chỉ cần đăng nhập hệ thống này để có thể sử dụng tất cả các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan Nhà nước cung cấp.

Các nước đều xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức với nhau theo hướng phi tập trung. Estonia xây dựng nền tảng x-Road, cho phép liên kết giữa các hệ thống thông tin khác nhau (tính đến hết năm 2016, có 975 cơ quan đã kết nối vào x-Road). Việc triển khai liên kết các hệ thống thông tin qua nền tảng x-Road đã giúp tiết kiệm cho người dân Estonia khoảng thời gian tương ứng 800 năm làm việc mỗi năm.

Estonia xây dựng Hệ thống thông tin Chính phủ phi giấy tờ (e-Cabinet) theo dõi, quản lý lịch họp, nghiên cứu, xử lý tài liệu, hồ sơđiện tử qua mạng phục vụ Chính phủ và Hệ thống tham vấn chính sách (e-Consultation). Các hệ thống này giúp giảm thời gian, giấy tờ cho các cuộc họp của Chính phủ (có những cuộc họp Chính phủ diễn ra trong khoảng thời gian 30 phút, cuộc họp ngắn nhất kéo dài 1 phút)…

Pháp xây dựng État Plateforme - nền tảng Chính phủđiện tử của Pháp với một kiến trúc mở cho phép dễ dàng trao đổi thông tin giữa các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
35 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Nhiều bộ, ngành coi nhẹ, né tránh xây dựng Chính phủ điện tử