Thừa Thiên - Huế quyết định dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội đối với huyện Nam Đông và huyện Phong Điền từ 6 giờ ngày 22.9.

Thừa Thiên - Huế: Dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội đối với hai huyện có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19

Thế Nghĩa | 22/09/2021, 18:15

Thừa Thiên - Huế quyết định dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội đối với huyện Nam Đông và huyện Phong Điền từ 6 giờ ngày 22.9.

Ngày 22.9, thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định về việc dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội đối với các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn huyện Phong Điền và huyện Nam Đông từ 6 giờ ngày 22.9.

Cụ thể, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 đối với trục đường Đông Du, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (từ ngã ba Tỉnh lộ 9 đến giáp đường Văn Lang).

20210826pd.jpg
Dỡ bỏ giãn cách xã hội đối với trục đường Đông Du, thị trấn Phong Điền

Cùng với đó, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 đối với các khu vực trên địa bàn huyện Nam Đông, cụ thể như sau: xã Thượng Long gồm Cụm dân cư (36 hộ) từ trước trụ sở UBND xã Thượng Long đến cầu A Ka, xã Thượng Long; xã Hương Xuân gồm Cụm dân cư (10 hộ) thuộc thôn Tây Linh, xã Hương Xuân (từ nhà ông Nguyễn Hòa đến nhà ông Ngô Đình Uy Khánh).

20210823nd.jpg
Dỡ bỏ giãn cách xã hội đối với 10 hộ dân thôn Tây Linh, xã Hương Xuân, huyện Nam Đông

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu UBND hai huyện chỉ đạo các lực lượng tổ chức triển khai thực hiện điều chỉnh, dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội đối với các khu vực đảm bảo đúng quy định. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và UBND tỉnh. Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn, giám sát các phương án phòng chống dịch bệnh đảm bảo đúng quy định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thách thức, nguy cơ và những giải pháp cho phát triển đất nước - Bài 4: Mau chóng trở thành cường quốc về nhân lực công nghệ thông tin
3 giờ trước Góc bình luận
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam là vấn đề nan giải, khi chúng ta vẫn chưa theo kịp trình độ của những nước tiên tiến, kể cả trong khu vực. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển kỹ sư là cử nhân đại học, cao đẳng, hoặc học viên trường nghề về CNTT đã phải đào tạo lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên - Huế: Dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội đối với hai huyện có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19