Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên- Huế cùng Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tại tỉnh vừa phối hợp tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ, ông tổ của nghề nhiếp ảnh Việt Nam tại nhà thờ họ Đặng (làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thừa Thiên-Huế tưởng nhớ ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam

Quế Sơn | 13/03/2023, 11:58

Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên- Huế cùng Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tại tỉnh vừa phối hợp tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ, ông tổ của nghề nhiếp ảnh Việt Nam tại nhà thờ họ Đặng (làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Đặng Huy Trứ tự Hoàng Trung, sinh ngày 19.3.1825 trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học tại làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông cũng là một nhà yêu nước canh tân, nhà chính trị và nhà thơ lớn của dân tộc thế kỷ 19. 

Năm 1843, Đặng Huy Trứ theo cha đến trường Phú Xuân để thi và trúng cử nhân kỳ thi này. Khoa thi Hội mùa xuân năm 1847, Đặng Huy Trứ đi thi đã được trúng cách đỗ tiến sĩ, được xếp thứ 7. Vào thi Đình, bài văn Đặng Huy Trứ bị phạm húy nên ông bị truất cả tiến sĩ lẫn cử nhân khóa trước. Ngay trong mùa thu năm ấy, triều đình mở ân khoa thi Hương nhân dịp mừng thọ vua Thiệu Trị 40 tuổi, Đặng Huy Trứ đi thi lại và đã đỗ đầu kỳ thi Hương gọi là Giải nguyên.

Tháng 8.1856, tàu chiến của Pháp đến bắn phá đồn lũy của ta tại Sơn Trà, Đà Nẵng. Tháng 10 năm ấy, Đặng Huy Trứ được cử đi kiểm tra tàu thuyền và bắt đầu tham gia quan trường từ đây.

Năm 1865, Đặng Huy Trứ theo lệnh triều đình, cải trang thành người nhà Thanh sang Quảng Đông thăm dò tình hình Tây dương, tìm phương sách cứu nước. Trong thời gian ở nước ngoài, ông gặp gỡ và trao đổi ý kiến với nhiều nhà tri thức canh tân ở Trung Quốc. Ông tiếp xúc với việc chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn, sưu tầm sách báo các nước, dịch ra và giới thiệu với giới trí thức trong nước

Năm  1867, ông lại được cử sang Quảng Đông lần thứ 2. Trong thời gian ở Quảng Đông, ông  bị bệnh nặng. Trên giường bệnh ông vẫn đọc, viết sách, làm thơ. Trong thời gian này, ông cũng tìm hiểu, học hỏi về kỹ thuật nhiếp ảnh, nhờ người tìm mua dụng cụ nghề nhiếp ảnh. Sau khi về nước ông mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường tại phố Thanh Hà, Hà Nội.

Việc khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường vào ngày 14.3.1869 chính thức đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam đã trở thành mốc son quan trọng, ghi nhận tiến trình phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam. 

Từ đó đến nay, hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam, các nghệ sĩ nhiếp ảnh đều dâng hương tưởng niệm, tổ chức triển lãm để vinh danh danh nhân Đặng Huy Trứ. Ngôi nhà thờ họ Đặng tại làng Thanh Lương, phường Hương Xuân trở thành một địa chỉ quen thuộc với tất cả nghệ sĩ nhiếp ảnh trong cả nước.

Trải qua 70 năm, vị trí của nhiếp ảnh Việt Nam từng bước được nâng cao và có vị thế trong đời sống văn hóa - xã hội, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc, hội nhập với nhiếp ảnh thế giới...

Dịp này, 46 tác phẩm ảnh đạt giải cao của các nghệ sĩ nhiếp ảnh ở các tỉnh thành trong cả nước cũng được trưng bày, giới thiệu tại nhà thờ họ Đặng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên-Huế tưởng nhớ ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam