Thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã không còn xa lạ với mọi người, nhất là trong nhận thức của những người chuyên ngành kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp thương mại…

Thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số

Nguyễn Thanh Phong - Phó giám đốc Sở KH-CN Vĩnh Long | 09/11/2021, 20:37

Thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã không còn xa lạ với mọi người, nhất là trong nhận thức của những người chuyên ngành kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp thương mại…

Theo nghĩa rộng được diễn giải thì thương mại điện tử là bất kỳ hình thức quan hệ kinh doanh nào mà sự tương tác giữa các tác nhân xảy ra thông qua việc sử dụng các công nghệ internet; còn theo nghĩa hẹp là các giao dịch tài chính được thực hiện thông qua internet và các mạng truyền thông tư nhân, trong đó các giao dịch mua bán.

Với mong muốn cung cấp tổng quan sự phát triển của thương mại điện tử trong thời kỳ công nghệ số, đồng thời phân tích, khuyến nghị giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng và đón đầu các cơ hội, giảm tác động của thách thức, tháo gỡ khó khăn khi ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp và kinh tế cho địa phương, ngày 22.10.2021, Trường đại học Kinh tế TP.HCM phân hiệu Vĩnh Long phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông và Hội Tin học tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thương mại điện tử trong thời kỳ công nghệ số”. Nhiều vấn đề đã được đặt ra từ hội thảo.

hoi-thao-thuong-mai-dien-tu-o-vinh-long(1).jpg
Hội thảo về thương mại điện tử ở Vĩnh Long - Ảnh Thanh Phong

Các tham luận tại hội thảo đã cung cấp bức tranh tổng thể đa dạng về tiềm năng phát triển của loại hình này trong hiện tại và tương lai. Dưới góc nhìn và phân tích của thạc sĩ Đặng Thùy Linh (Khoa Quản trị kinh doanh), top 10 quốc gia có doanh số bán lẻ thương mại điện tử cao nhất năm 2020 là Trung Quốc, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Ấn Độ, Canada và Tây Ban Nha.

Trung Quốc dẫn đầu sự phát triển của tăng trưởng phân loại trực tuyến, dẫn đầu sự phát triển của mua sắm trực tuyến, những phát triển trực tuyến mới nhất đang chuyển trải nghiệm mua sắm thành trải nghiệm giải trí, sự kết hợp của công nghệ mới như: đo cơ thể 3D thời trang nhanh, những trò chơi bom tấn mà các avatar chính mặc bộ sưu tập mới nhất từ các hãng thời trang toàn cầu, phản hồi khách hàng theo thời gian thực 24/7.

Tại Mỹ, thương mại điện tử xuyên biên giới đã phát triển mạnh, là một trong những thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới lớn nhất. Các loại sản phẩm phổ biến nhất trong thương mại điện tử xuyên biên giới là quần áo và phụ kiện, đồ điện tử, đồ gia dụng, phần lớn lợi nhuận thương mại điện tử của Mỹ đến từ sự phát triển của công ty Amazon dẫn đầu trang web.

Đối với châu Âu, tăng trưởng thương mại điện tử bùng nổ ở hầu hết các thị trường châu Âu, các giải pháp sáng tạo như số hóa và tự động hóa được khởi xướng để khắc phục tình trạng thiếu lao động và không gian. Cụ thể, đối với số hóa là các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI), đối với tự động hóa là các phát triển như chọn giọng nói, di chuyển hàng hóa bằng người máy.

Ở Việt Nam, phát triển thương mại điện tử gắn với chuyển đổi số đang là xu thế trong các lĩnh vực:

- Logistics, chuyển đổi từ công ty logistics truyền thống sang công ty logistics thương mại điện tử. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, số lượng DN ứng dụng công nghệ trong hoạt động của mình tăng từ 15 - 20% lên đến 40 - 50%, tuy nhiên những công nghệ mới được ứng dụng trong ngành logistics trên thế giới vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam.

- Lĩnh vực du lịch, chất lượng dịch vụ được cải thiện nhờ sử dụng “mô hình du lịch thông minh”, thị phần đặt phòng khách sạn trực tuyến ở Việt Nam cũng rất lớn, chiếm trung bình 30 - 40% tổng doanh số bán hàng; hệ thống giao thông công cộng cũng góp phần làm tăng trưởng du lịch thông minh.

- Lĩnh vực y tế, phát triển hệ thống y tế thông minh: phòng bệnh thông minh, khám và điều trị thông minh, quản lý y tế bằng công nghệ thông minh; sáng kiến về “mô hình số hóa truyền thông y tế”, đó là một mạng lưới khép kín gồm các kênh truyền thông trong môi trường bệnh viện, được vận hành và xử lý qua internet; cổng thông tin trực tuyến Medihub.vn cung cấp thông tin chính thức về các dịch vụ, quy trình, quy định, cũng như thông tin và phương pháp điều trị mới của từng bệnh viện.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Tấn - Giám đốc Marketing Haravan đã minh chứng chỉ số bán hàng qua doanh thu của doanh nghiệp mình không hề bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách xã hội do phòng chống dịch bệnh, bởi doanh nghiệp đã chủ động thực hiện thương mại điện tử từ sớm. Thời gian phòng chống dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến các hình thức giao dịch khác nhưng giao dịch điện tử có dịp phát triển và phát triển bền vững. Theo ông Tấn, đây được xem là xu thế cho tương lai.

trao-luu-cua-thuong-mai-dien-tu(1).jpg
Ảnh Thanh Phong

Tại hội thảo, tiến sĩ Thái Kim Phụng (Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh) bằng những số liệu phân tích đã nhận định về thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực thương mại điện tử. Thực trạng hiện nay là doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin; nhân lực về thương mại điện tử không được phân bổ đồng đều, phần lớn nhân lực thương mại điện tử tập trung ở những nơi có chỉ số phát triển thương mại điện tử cao như Hà Nội, Đà Nẳng, TP.HCM…; tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, hội thảo về thương mại điện tử ở nhiều cấp độ; các trường đại học xây dựng chương trình đào tạo chính quy, dài hạn; tình hình nguồn cung không đáp ứng nhu cầu nhân lực thương mại điện tử.

Nhu cầu thực tế được tổng hợp như sau: phân theo lĩnh vực (tính đến thời điểm cuối năm 2020), theo đó lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất 46%; kế đến là công nghệ thông tin, truyền thông 45%; giải trí 44%; nông-lâm-thủy sản 39%; vận tải, giao nhận 35%; năng lượng, khoáng sản 33%; tài chính, bất động sản 32%; du lịch, ăn uống 32%; công nghiệp chế biến, chế tạo 30%; bán buôn, bán lẻ 29%; xây dựng 17%.

Nếu phân theo nhu cầu kỹ năng công việc về thương mại điện tử thì kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử nhu cầu 49%; kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử 46%; kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án thương mại điện tử 45%; kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu 45%; kỹ năng cài đặt chế độ ứng dụng, khắc phục sự cố 41%; kỹ năng tiếp thị trực tuyến 39%; kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến 29%.

Thực trạng này cũng là cơ hội cho sự hợp tác, chia sẻ của các trường chuyên ngành kinh tế; các sở ngành, hiệp hội; các DN thương mại điện tử; các DN cung cấp giải pháp công nghệ để đánh thức tiềm năng trong việc đào tạo nhân lực thương mại điện tử. Trong sự hợp tác này, vai trò nhà trường là hết sức quan trọng, mang tính nền tảng, cốt lõi bởi vì phải thiết kế chương trình đào tạo phù hợp cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nhân lực lao động thương mại điện tử công nghệ cao, thông qua nhu cầu thị trường, nhu cầu nhà quản lý, nhu cầu DN thương mại điện tử…

Sản phẩm đào tạo phải là chuyên viên giỏi có nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở lập trình, cơ sở dữ liệu, dịch vụ mạng internet, hệ thống thông tin, phân tích thiết kế hệ thống thông tin; nền tảng về kinh doanh thương mại như quản trị học, marketing căn bản, quản trị chuỗi cung ứng, hành vi người tiêu dùng, quản trị quan hệ khách hàng; đảm bảo nền tảng chuyên sâu về thương mại điện tử: chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, quản trị dự án thương mại điện tử, xây dựng website thương mại điện tử, công nghệ thương mại điện tử, luật thương mại điện tử, bảo mật thương mại điện tử, hệ thống thanh toán điện tử, digital maketing, nghiên cứu thị trường thương mại điện tử, kinh doanh thông minh...

Tham gia hội thảo dưới góc độ nhà quản lý về khoa học và công nghệ, chúng tôi nhận thấy đây là một xu thế tất yếu và rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh mà thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang gồng mình vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế. Việc đặt vấn đề chia sẻ, hợp tác phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử thời kỳ công nghệ số là phù hợp thực tiễn, có cơ sở về mặt lý luận của kinh tế phát triển, có cơ sở khoa học vững chắc.

 “Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”.

Bài liên quan
Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh và định hướng phát triển du lịch Vĩnh Long
Tối 16.11, tỉnh Vĩnh Long long trọng khai mạc "Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024". Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc hy vọng “những lò gạch đỏ sẽ trở thành những lâu đài rực rỡ, lung linh dưới ánh mặt trời, không những tạo ra sản phẩm có giá trị mang nét đặc trưng văn hóa của vùng mà còn là địa chỉ hấp dẫn du khách muôn phương”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số