Mũi vắc xin tăng cường làm giảm nguy cơ truyền vi rút SARS-CoV-2 cho các thành viên trong gia đình và người khác.

Tiêm mũi vắc xin thứ 3 làm giảm đáng kể nguy cơ truyền Omicron, Delta sang người khác

Sơn Vân | 30/12/2021, 08:17

Mũi vắc xin tăng cường làm giảm nguy cơ truyền vi rút SARS-CoV-2 cho các thành viên trong gia đình và người khác.

Omicron không thoát khỏi tuyến phòng thủ thứ hai của cơ thể

Một nghiên cứu mới cho thấy các tế bào T, một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể tuyến thứ hai, có hiệu quả cao trong việc nhận biết và tấn công biến thể Omicron, ngăn nhiễm trùng tiến triển thành bệnh nghiêm trọng.

Các đột biến giúp Omicron thoát khỏi các kháng thể trung hòa, tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm vi rút.

Một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng các thành phần khác của đáp ứng miễn dịch vẫn nhắm vào Omicron, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào đến nay.

Trong các thí nghiệm trên ống nghiệm, các nhà nghiên cứu ở Nam Phi đã cho các bản sao của Omicron tiếp xúc với tế bào T từ những người tình nguyện đã tiêm vắc xin Johnson & Johnson, Pfizer- BioNTech hoặc những ai chưa tiêm phòng COVID-19 nhưng đã phát triển tế bào T của riêng họ sau khi nhiễm biến thể SARS-CoV-2 cũ hơn.

Bất chấp Omicron đột biến trên diện rộng và làm giảm độ nhạy của các kháng thể trung hòa, phần lớn đáp ứng tế bào T, được tạo bởi tiêm vắc xin hoặc khỏi COVID-19, nhận dạng chéo ra biến thể này”, các nhà nghiên cứu báo cáo trên trang medRxiv trước khi đánh giá đồng cấp.

Họ cho biết: “Khả năng miễn dịch của tế bào T được duy trì tốt với Omicron có thể góp phần bảo vệ tránh khỏi bệnh COVID-19 nghiêm trọng”, hỗ trợ những gì các bác sĩ Nam Phi duy đoán ban đầu khi hầu hết ca nhiễm Omicron không bị bệnh nặng.

Chữ T là viết tắt của tuyến ức, cung cấp một môi trường để phát triển các tế bào T từ các tế bào tiền thân.

tiem-them-mui-pfizer-moderna-cho-nguoi-nhan-2-lieu-vac-xin-astrazeneca-khang-the-tang-gap-25-37-lan.jpg
Bạn nên tiêm mũi vắc xin tăng cường để giảm nguy cơ lây nhiễm Omicron và Delta

Mũi vắc xin tăng cường giúp giảm nguy cơ lây truyền Omicron

Tỷ lệ những người được tiêm vắc xin lây vi rút SARS-CoV-2 nếu một thành viên trong gia đình nhiễm Omicron cao hơn gần 3 đến 4 lần so với Delta, nhưng mũi vắc xin tăng cường làm giảm nguy cơ đó.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu lây truyền được thu thập từ gần 12.000 hộ gia đình mắc COVID-19 ở Đan Mạch, trong đó có 2.225 hộ gia đình nhiễm biến thể Omicron.

Nhìn chung, đã có 6.397 ca lây vi rút SARS-CoV-2 thứ cấp trong tuần sau lần nhiễm đầu tiên trong nhà.

Sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ khác, tỷ lệ lây lan SARS-CoV-2 từ người sang người với những ai được tiêm vắc xin đầy đủ ở các hộ gia đình nhiễm Omicron cao hơn khoảng 2,6 lần so với các hộ gia đình nhiễm Delta. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo điều này trên trang medRxiv trước khi đánh giá đồng cấp.

Ở các hộ gia đình nhiễm Omicron, những người đã nhận nũi vắc xin tăng cường có nguy cơ lây truyền vi rút cao hơn gần 3,7 lần so với các hộ gia đình nhiễm Delta.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào các hộ gia đình nhiễm Omicron, những người đã nhận mũi vắc xin tăng cường có nguy cơ nhiễm vi rút thấp hơn 56% so với những ai chỉ mới chỉ 2 mũi vắc xin Pfizer/Moderna hoặc 1 mũi Johnson & Johnson.

Nhìn chung, khi mang SARS-CoV-2 về nhà, những người đã tiêm mũi vắc xin tăng cường ít có khả năng truyền vi rút sang người khác hơn những người mới chích mới chỉ 2 mũi vắc xin Pfizer/Moderna hoặc 1 mũi Johnson & Johnson.

Ba loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được phê duyệt sử dụng ở Đan Mạch là Pfizer, Moderna (công nghệ mRNA) và Johnson & Johnson (công nghệ vector vi rút). Mới đây, quốc gia Bắc Âu cấp phép thêm vắc xin COVID-19 công nghệ protein tái tổ hợp của Novavax.

Mũi vắc xin tăng cường của Pfizer, Moderna bảo vệ chống nhiễm Omicron có triệu chứng trong bao lâu?

Nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng mũi vắc xin tăng cường của Pfizer và Moderna giúp chống nhiễm Omicron có triệu chứng trong khoảng 10 tuần.

Theo dữ liệu mới được tìm thấy trong thế giới thực, khả năng bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng do biến thể Omicron gây ra đã giảm tới 25% trong vòng 10 tuần.

UKHSA cho biết khả năng bảo vệ chống lại nhiễm Omicron có triệu chứng giảm từ 70% xuống 45% trong vòng 10 tuần sau khi tiêm mũi vắc xin tăng cường Pfizer-BioNTech cho những người ban đầu nhận hai liều vắc xin này.

Trong cùng một phân tích được công bố mới đây, UKHSA phát hiện ra hiệu quả của mũi vắc xin Moderna tăng cường kết hợp với hai liều vắc xin Pfizer-BioNTech ban đầu giữ mức chống nhiễm Omicron có triệu chứng từ 70% đến 75% trong tối đa 9 tuần, dù không có nhiều người trong nghiên cứu tiêm ba mũi vắc xin kiểu này. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phát hiện.

Với những người ban đầu nhận hai liều vắc xin AstraZeneca, hiệu quả mũi tăng cường giảm từ 60% xuống 35% với Pfizer và xuống 45% với Moderna sau 10 tuần, UKHSA cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm mũi vắc xin thứ 3 làm giảm đáng kể nguy cơ truyền Omicron, Delta sang người khác