Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, với tổng kinh phí 12.000 tỉ đồng, trong đó tập trung đào tạo 9.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ, là bất hợp lý.

Tiền đào tạo tiến sĩ hãy dành để nâng lương giáo viên

Hải Yến | 14/11/2017, 18:25

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, với tổng kinh phí 12.000 tỉ đồng, trong đó tập trung đào tạo 9.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ, là bất hợp lý.

Chi 12.000tỉ đồng để đào tạo tiến sĩ: Lãng phí

Mới đây, Bộ GD-ĐT gây chú ý dư luận khi xin ý kiến xây dựng đề án có tổng kinh phí 12.000 tỉ đồng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm. Trong đó, mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% tức là đào tạo khoảng 9.000 tiến sĩ.

Chia sẻ ý kiến của mình, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐTnhìn nhận rằng: "Trong thời gian qua những câu chuyện về lò đào tạo tiến sĩ siêu tốc, tiến sĩ dỏm gây cho người dân mất niềm tin về chất lượng đào tạo giáo dục. Nếu Bộ GD-ĐT chi 12.000tỉ đồng, đó là tiền thuế của dân, của con em chúng ta sau này màkhông thực hiện được đề án sẽ khiến xã hội mất lòng tin. Thực tế, Bộ GD-ĐT đã từng có những đề án chưa tốt như Đề án ngoại ngữ 2020, Đề án mô hình trường học mới VNEN... tiêu tốn rất nhiều tiền mà không mang lại kết quả cao. Điều quan trọng nhất lúc này là Bộ GD-ĐT nên đẩy mạnh công tác quản lý từ Bộ cho tới các cấp dưới, thanh tra, giám sát để việc đào tạo từ ĐH cho tới thạc sĩ, tiến sĩ đều chất lượng thì mới lấy lại được niềm tin nơi người dân".

Khẳng định việc chi 12.000tỉ đồng cho việc đào tạo tới 9.000 tiến sĩ - TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Trong điều kiện hiện nay, khi ngành giáo dục đang mấtdần đi niềm tin trong người dân, đặc biệt là điểm thi đầu vào của ngành sư phạm vừa qua rất thấp, giáo viên ra trường không tìm được việc làm, lương của giáo viên thì không bằng mặt bằng chung của xã hội, lương hưu dạy 37 năm thì chỉ có được 1,3 triệu đồng... thì tôi thiết nghĩ lấy số tiền 12.000tỉ đồng đó để nâng lương cho giáo viên trước sẽ tạo động lực cho họ làm việc thì sẽ tốt hơn là đào tạo thêm tiến sĩ".

TS. Lê Viết Khuyến – Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Ủy viên thường trực Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam

Nên chi trả cho việc tăng lương giáo viên hiện nay

GS-TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã cho biết rằng nếu chúng ta bớt đi những dự án hàng nghìn tỉ đồng để tăng lương cho giáo viên thì điều đó là vô cùng khuyến khích. Nếu chúng ta không thể lấy được tiền từ các lĩnh vực khác để trả lương cho giáo viên thì ngay trong ngành giáo dục cũng phải tính toán số tiền chi tiêu. Ví dụ như Bộ GD-ĐT không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỉđồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới mà hãy đề xuất một phần số tiền đó để trả lương cho giáo viên.

Thực tế hiện nay, trình độ tiến sĩ với bảng lương chỉ từ 5-7 triệu đồng/tháng nên việc nhiều người chấp nhận để vào biên chế có mức lương đó khiến chúng ta cần phải suy nghĩ. Bộ GD-ĐT nên nhìn vào thực tế để có chiến lược dài hơi và nghiêm túc về vấn đề này để không gây thêm lãng phí về kinh tế và nhân lực.

Việc đặt ra các cơ chế cam kết đảm bảo chất lượng cho đội ngũ tiến sĩ mới sẽ được đào tạo cũng là một trong những điều đáng để bàn đến, và có như thế, người ta mới không còn cứ mãi lo sợ vào tình cảnh còn tồn tại những “tiến sĩ giấy” nữa.

Có thể nhận thấy rằng, Bộ GD-ĐT đã chi trả cho hàng loạt các dự án tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng nhưng chất lượng không đạt được như mong muốn khiến người dân dần mất đi lòng tin. Đã tới lúc Bộ GD-ĐT cần từng bước nâng chuẩn đầu ra tiến sĩ đểtiếp cận với trình độ và chuẩn mực nhưcác nướcphát triển, có như vậy sẽ không còn chỗ cho các tiến sĩ kém chất lượng, chạy theo hư danh.

Đồng thời, phải có chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài cho tương xứng, không cào bằng. Song song đó, vớicông tác tổ chức, các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng Bộ GD-ĐT cần tạo ra môi trường làm việc, nghiên cứu một cách hiệu quả nhưng cũng phải có đồng lương tương xứng để các giáo viên, giảng viên không phải đánh đổi bất cứ cái gì, chỉ tập trung vào sự phát triển chất lượng giáo dục. Có như thế, ngành giáo dục mới lấy lại niềm tin thật sự từ người dân.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền đào tạo tiến sĩ hãy dành để nâng lương giáo viên