Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Đại học Hokkaido (Nhật Bản) sẽ làm tiền đề cho việc tiếp tục khai thác vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản với các lợi ích thiết thực.

Tiền đề cho việc tiếp tục khai thác vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản

Thu Anh | 06/06/2019, 19:54

Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Đại học Hokkaido (Nhật Bản) sẽ làm tiền đề cho việc tiếp tục khai thác vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản với các lợi ích thiết thực.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về việc điều khiển, vận hành và chia sẻ dữ liệu vệ tinh MicroDragon.

Sau thời gian vận hành thử nghiệm tại Nhật Bản, trong thời gian trạm mặt đất chuẩn bị được xây dựng tại Việt Nam, vệ tinh MicroDragon được đặt ở trạng thái chờ hoạt động trên quỹ đạo. Trong bối cảnh này, việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và Đại học Hokkaido sẽ làm tiền đề cho việc tiếp tục khai thác vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản với các lợi ích thiết thực.

Các lợi ích mang lại điển hình như có vệ tinh hoạt động trên không gian do chính Việt Nam phát triển, vận hành là cơ hội hiếm có để đội ngũ phát triển vệ tinh có thể xác minh, đánh giá lại các thông tin, số liệu, mô hình hay các giả định được đưa ra trong quá trình thiết kế trước đây. Đây là tiền đề, là nền tảng vững chắc để phát triển các vệ tinh khác trong tương lai.

Là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp tục phục vụ mục đích phát triển vệ tinhvà “Theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam”.

Những tín hiệu đầu tiên của vệ tinhMicroDragon - Ảnh: VNSC

Việc có ảnh vệ tinh MicroDragon ở vị trí chụp mong muốn là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới, như Hiệp hội Vệ tinh micro Châu Á (AMC) mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2016, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Ảnh vệ tinh MicroDragon có thể dùng để phối hợp dữ liệu với các dữ liệu viễn thám sẵn có để tìm kiếm các ứng dụng mới hay tăng cường chất lượng của ứng dụng cũ nhằm xác nhận khả năng ứng dụng của dòng vệ tinh micro.

Vệ tinh MicroDragon nặng 50kg là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất”. Mục tiêu của Hợp phần là xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và vũ trụ thông qua việc cử tuyển 36 cán bộ nghiên cứu và kỹ sư trẻ, gửi đến 5 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản để theo học chương trình đào tạo thạc sĩ Công nghệ vũ trụ và chế tạo vệ tinh MicroDragon.

Nhiệm vụ chủ đạo của MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam. Vệ tinh MicroDragon đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon 4 vào ngày 18.1.2019 tại bãi phóng Uchinoura và đã kết nối thành công với trạm mặt đất liên tục trong các ngày từ 18 đến 23.1.2019.

Các cán bộ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thực hiện thành công việc thu nhận tín hiệu đo xa từ vệ tinh, thực hiện điều khiển chuyển chế độ và ổn định tư thế vệ tinh, điều khiển chụp, thu nhận và xử lý ảnh… Các kết quả thu được ban đầu cho thấy vệ tinh ở trạng thái tốt và các chức năng hoạt động như thiết kế.

Thu Anh
Bài liên quan
Cảnh ngập lụt chưa từng thấy tại UAE nhìn từ vệ tinh
Tuần trước, lượng mưa lớn chưa từng có nhấn chìm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong nước, khiến cuộc sống ở thành phố Dubai tê liệt. Trận lụt nghiêm trọng đến mức vệ tinh vẫn có thể ghi nhận cảnh ngập nhiều ngày sau khi mây tan và mưa ngừng rơi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
59 giây trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền đề cho việc tiếp tục khai thác vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản