Ngày 2.7, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vật liệu phục vụ các dự án giao thông trọng điểm phía nam. Dự buổi làm việc có lãnh đạo UBND và các sở ngành TP.Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh.
Bảo vệ môi trường

Tiền Giang ưu tiên cấp cát cho dự án Vành đai 3 TP.HCM

V.K.K - Mỹ Tho 18:51 02/07/2024

Ngày 2.7, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vật liệu phục vụ các dự án giao thông trọng điểm phía nam. Dự buổi làm việc có lãnh đạo UBND và các sở ngành TP.Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh.

lam-6.jpg
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm phát biểu - Ảnh: Mỹ Tho

Tiền Giang ưu tiên cung ứng cát cho dự án Vành đai 3 TP.HCM

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đề nghị Tiền Giang phải đảm bảo nguồn cát cấp cho 5 dự án giao thông trọng điểm mà trước tiên là dự án Vành đai 3 TP.HCM. Việc hoạt động các mỏ cát phải đúng quy định pháp luật, bám sát hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), thực hiện càng sớm càng tốt.

Sau cuộc họp tại tỉnh Tiền Giang, Tổ công tác liên ngành của Chính phủ và lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ tiếp tục làm việc với tỉnh Bến Tre, An Giang để tháo gỡ khó khăn, sớm đưa vào hoạt động các mỏ cát phục vụ các dự án giao thông trọng điểm phía nam.

Theo chỉ tiêu Chính phủ giao, tỉnh Tiền Giang sẽ cung ứng gần 16 triệu mét khối cho các dự án khu vực phía nam gồm: Dự án Cần Thơ - Cà Mau khoảng 2 triệu mét khối; Dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng khoảng 4,55 triệu mét khối; Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh khoảng 6,6 triệu mét khối; Dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khoảng 0,95 triệu mét khối; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất và Gò Quao - Vĩnh Thuận khoảng 1,85 triệu mét khối cát.

lam-3.jpg
Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện phát biểu ý kiến - Ảnh: Mỹ Tho

Theo Kế hoạch số 240 của UBND tỉnh Tiền Giang về thực hiện phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050, trên địa bàn tỉnh có 31 khu vực mỏ cát, với tổng trữ lượng khoảng 41,8 triệu mét khối. Trong số này có 18 khu vực mỏ đã cấp phép khai thác trước đây và đã hết hạn, tạm dừng khai thác 11 năm; 13 khu vực mỏ đã cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng nhưng chưa cấp giấy phép khai thác.

Tỉnh Tiền Giang xác định việc hỗ trợ vật liệu cát để phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia là nhiệm vụ chính trị được Trung ương, Chính phủ giao phải được thực hiện nghiêm túc.

Trước tiên tỉnh Tiền Giang ưu tiên hoạt động 3 khu vực mỏ cát tại sông Tiền thuộc các xã Mỹ Lương, Hòa Hưng, Hòa Khánh (huyện Cái Bè) để cung cấp khoảng 6,6 triệu mét khối cát cho Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh.

Khi được giao nhiệm vụ, tỉnh Tiền Giang đã trực tiếp làm việc với một số cơ quan, trước hết là Ban Quản lý Dự án đường Vành đai 3 để cung cấp số liệu. Đồng thời, hướng dẫn Ban Quản lý Dự án đường Vành đai 3 đưa nhà thầu xuống để xác định chất lượng, trữ lượng và vị trí các mỏ cát. Tỉnh Tiền Giang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng của TP.Hồ Chí Minh để sớm đưa vào khai thác 3 mỏ cát trong thời gian tối đa là 60 ngày. Phía tỉnh Tiền Giang đang ráo riết thực hiện các trình tự, thủ tục, lấy ý kiến cán bộ và nhân dân vùng mỏ cát cho thấy sự đồng thuận rất cao với chủ trương này.

p-v-trong-tg.jpg
Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng phát biểu - Ảnh: Mỹ Tho

Tiền Giang không áp dụng cơ chế đặc thù hoạt động khai thác mỏ cát, không đấu giá quyền khai thác mỏ cát

Tại buổi làm việc với Tổ công tác liên ngành của Chính phủ, theo đề xuất của UBND tỉnh Tiền Giang, đại diện các bộ ngành Trung ương thống nhất về việc rút ngắn thời gian, thủ tục theo quy trình 6 bước để sớm đưa vào hoạt động các mỏ cát. Đặc biệt, các mỏ cát tại Tiền Giang khi khai thác phục vụ các dự án giao thông trọng điểm phía nam không áp dụng cơ chế đặc thù mà cấp phép cho các doanh nghiệp trước đây đã được cấp phép khai thác, cấp phép thăm dò không phải thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Về tính pháp lý của chủ trương này, ông Phạm Văn Trọng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: "Do trước đây phía tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp ngưng hoạt động nên giờ tài khoản hoạt động họ còn quyền nên phải cấp phép cho họ. Bây giờ mình chỉ định nhà thầu mới họ sẽ kiện, hơn nữa việc này đã trình Ban thường vụ Tỉnh ủy rồi, phải thực hiện theo luật".

Ngoài ra, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Chính phủ bổ sung quy hoạch, tăng công suất khai thác cát giai đoạn 2023-2025 từ 4,5 triệu mét khối/năm lên 9 triệu mét khối/năm mới đủ phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và của tỉnh.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thực Hiện, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết, Dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài 37,42km, tổng kinh phí đầu tư trên 9.000 tỉ đồng. Hiện dự án gặp khó khăn do thiếu khoảng 7 triệu mét khối cát san lấp. Theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh An Giang sẽ hỗ trợ cho thành phố khoảng 2,3-2,4 triệu mét khối cát. Do đó, Cần Thơ còn cần khoảng 4,5 triệu mét khối cát để san lấp cho dự án này. Địa phương rất mong tỉnh Tiền Giang hỗ trợ TP.Cần Thơ về nguồn cát san lấp này.

lam-4.jpg
Địa điểm khai thác cát sông ở Tiền Giang - Ảnh: Mỹ Tho

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện các bộ ngành Trung ương, các cơ quan chức năng của tỉnh Tiền Giang, TP.Hồ Chí Minh đã thảo luận, thấy được sự cần thiết của việc “chi viện” vật liệu cát từ Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long phục vụ san lấp mặt bằng đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia nhất là dự án Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh và Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài 37,42km. Công tác đưa vào hoạt động các mỏ cát phải được rút gọn nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Các địa phương, chủ đầu tư dự án, nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ để xúc tiến sớm đưa vào hoạt động các mỏ cát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền Giang ưu tiên cấp cát cho dự án Vành đai 3 TP.HCM