Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An cho biết, thanh long Việt Nam hiện có diện tích khá lớn, sản lượng hằng năm khoảng 700.000 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, người trồng thanh long luôn gặp quả đắng vì nhiều nguyên nhân. Muốn thanh long phát triển bền vững, xuất khẩu tốt, ngành nông nghiệp, ngành công thương, người trồng thanh long phải mạnh dạn đổi mới phối hợp tốt để tìm hướng đi cho trái thanh long.

Tìm hướng đi cho trái thanh long

Văn Kim Khanh | 06/03/2022, 21:33

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An cho biết, thanh long Việt Nam hiện có diện tích khá lớn, sản lượng hằng năm khoảng 700.000 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, người trồng thanh long luôn gặp quả đắng vì nhiều nguyên nhân. Muốn thanh long phát triển bền vững, xuất khẩu tốt, ngành nông nghiệp, ngành công thương, người trồng thanh long phải mạnh dạn đổi mới phối hợp tốt để tìm hướng đi cho trái thanh long.

Ông Nguyễn Xuân Lập, Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Bình Quới trút tâm tư: “Trong hai năm qua, người trồng thanh long héo ruột. Sản xuất vẫn phải sản xuất, người trồng thanh long lỗ vốn triền miên. Dịch bệnh, bên Trung Quốc họ áp dụng zero F0 nên họ muốn đóng cửa khẩu thì họ đóng. Cách làm chập chờn nay hết sức tai hại. Giá thanh long cũng chập chờn theo. Trước đây giá thanh long xuất khẩu loại 1 giá 25-30 nghìn đồng/kg, nay giá 5-7 nghìn thường có, chưa nói có lúc người trồng thanh long phải cho không hay bán giá 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, đầu tư trồng theo Viet Gap giá vốn đầu tư ít nhất cũng trên 10.000 đồng/kg thanh long. Sắp tới, nghe đâu Trung Quốc buộc người trồng thanh long phải có dẫn địa lý về vùng trồng ngoài tiêu chuẩn VietGap. Giá phân bón tăng gấp 2 , gấp 3 lần, giá xăng dầu tăng 50%. Tất cả đè nặng lên vai người trồng thanh long. Làm sao để sản xuất có lời? Để người trồng thanh long tồn tại, đó là vấn đề lớn đang đặt ra hôm nay”

thanh-long-cho-gao-my-tho.jpg
Thanh long Chợ Gạo Mỹ Tho - Ảnh: VKK

Anh Nguyễn Văn Tám, xã viên HTX Bình Quới cho rằng, người trồng thanh long ngày nay trồng theo kiểu tự phát. Thấy thanh long bán có giá thì ai cũng đổ xô lên liếp trồng thanh long. Những việc làm kinh tế kiểu này khi thị trường tốt thì không sao, khi thị trường xấu người trồng thanh long lãnh đủ. Bằng chứng hiện nay trái thanh long trên thị trường rớt giá thê thảm. Nhiều người trồng phải mang nợ, bán đất. Có một nghịch lý mà người trồng thanh long bị đè ép bao năm nay. Một số chủ vựa thanh long ép giá nông dân, bản thân chủ vựa lại bị thương lái Trung Quốc ép giá nữa. Người bị nhiều tầng bóc lột đó là nông dân, xã viên. Thấy được những vấn đề này, làm sao cải thiện tình hình cho nó đi theo hướng tích cực?

tl-ct.jpg
Thu hoạch thanh long ở  Bình Quới, Châu Thành, Long An. Ảnh : TL

ĐBSCL có nhiều tỉnh trồng thanh long xuất khẩu, 2 tỉnh tập trung nhiều nhất là Tiền Giang và Long An. Theo thống kê, tỉnh Tiền Giang có hơn 4.000 ha đất trồng thanh long, Long An có gần 13.000 đất trồng thanh long... Với diện tích trồng thanh long lớn như vậy, hơn 2 năm qua người trồng thanh long bị lỗ mới thấy những khốn khó của người trồng thanh long như thế nào.

Xung quanh vấn đề khó khăn của người trồng thanh long cùng hướng mở trong tương lai cho loại trái cây này, Chủ tịch Hiệp hội thanh long tỉnh Long An - ông Nguyễn Quốc Trịnh cho rằng: “Nhu cầu về thanh long từ thị trường Trung Quốc với các nước rất lớn, tuy nhiên, tổ chức lại sản xuất thanh long  vấn đề phải làm. Người nông dân trồng thanh long thời gian qua làm theo cảm tính, tự phát nên khi thị trường gặp khó khăn xuất khẩu thì lỗ lã, nợ nần. Tôi đề nghị Chính phủ nên quan tâm đầu tư ngành nông nghiệp các tỉnh để tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu. Có đầu tư, có tổ chức, sản xuất theo đúng thời vụ, định hướng thị trường xuất khẩu hướng đi đúng trong tương lai. Trong đó, quan trọng nhất phải điều chỉnh giảm sản lượng. Trước đây, người trồng thanh long thu hoạch 1 năm 5 vụ thì nay giảm xuống còn 2 vụ thôi. Giảm sản lượng, nâng chất lượng. Chính phủ 2 nước sớm có nghị định thư về xuất khẩu hàng hóa qua biên giới theo đường chính ngạch. Có như vậy, tình hình xuất khẩu thanh long sẽ cải thiện”. 

images.jpg
Thanh long xuất khẩu. Ảnh: TL

Trao đổi với ông Đặng Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang về tổ chức, định hướng lại xuất khẩu thanh long tránh những thiệt hại như vừa qua, ông Tuấn cho biết “Hiện nay, tìm hướng đi nào để trái thanh long phát triển, người nông dân làm giàu trên mãnh đất canh tác thanh long là vấn đề lớn. Tổ chức lại sản xuất thanh long, đa dạng thị trường xuất khẩu, đa dạng hàng hóa chế biến từ trái thanh long cho thị trường trong nước, xuất khẩu. Chính phủ 2 nước Việt Nam, Trung quốc sớm ký Nghị định thư về xuất khẩu hàng hóa theo đường chính ngạch. Những văn bản thỏa thuận giữa Bộ Công thương hai nước Việt Nam – Trung Quốc sao cho nó ổn định. Chừng nào Trung Quốc còn theo đuổi chính sách zero F0, những người xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn. Tuy vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay tổ chức lại sản xuất thanh long  rồi sau đó đến những loại nông sản khác. Đó là định hướng lâu dài để thanh long  và trái cây, nông sản khác phá thế khó hiện nay mở hướng phát triển.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm hướng đi cho trái thanh long