Hãy tưởng tượng bạn đang ở Thành phố New York. Bạn cần gọi điện thoại, nhưng điện thoại di động của bạn đã hết pin. Vì đó là việc khẩn cấp nên bạn quyết định sẽ tiếp cận một người nào đó trên đường và hỏi mượn điện thoại của họ để thực hiện cuộc gọi.

Tìm kiếm sự giúp đỡ để hoàn thành mục tiêu

H.V | 26/07/2022, 11:22

Hãy tưởng tượng bạn đang ở Thành phố New York. Bạn cần gọi điện thoại, nhưng điện thoại di động của bạn đã hết pin. Vì đó là việc khẩn cấp nên bạn quyết định sẽ tiếp cận một người nào đó trên đường và hỏi mượn điện thoại của họ để thực hiện cuộc gọi.

Ai sẽ sẵn lòng giúp bạn?

Bao nhiêu phần trăm trong số những người được hỏi sẽ đồng ý cho bạn mượn điện thoại? Nếu bạn là một sinh viên đang cần đến phòng gym của trường, để học môn giáo dục thể chất bắt buộc. Ngay khi nhìn thấy một sinh viên khác, bạn lập tức hỏi người đó xem phòng gym nằm ở đâu và đề nghị: “Bạn có thể dẫn tôi đến đó được không?”. Bao nhiêu phần trăm trong số những người được hỏi sẽ đồng ý đưa bạn đến phòng gym?

Đây là những tình huống thử nghiệm của hai nhà nghiên cứu muốn xác định xem liệu chúng ta có thể đánh giá chính xác về khả năng mình sẽ được giúp đỡ bởi những người hoàn toàn lạ mặt hay không.

Trong tình huống điện thoại di động, các đối tượng trong vai trò người tìm kiếm sự giúp đỡ dự đoán 30% số người được hỏi sẽ chấp nhận cho mượn điện thoại; và dự đoán chỉ có 14% sinh viên đồng ý đưa họ đến phòng gym. Nhưng trong cả hai trường hợp, gần một nửa số người được hỏi đều nói họ sẵn sàng giúp đỡ (tỷ lệ cụ thể trong từng trường hợp lần lượt là 48% và 43%).

dam-nghi-nho-hgth.jpg

Hầu hết mọi người đều rất ngạc nhiên khi biết rằng có nhiều người đồng ý giúp đỡ người khác làm những việc rõ ràng là không mang lại lợi ích gì cho bản thân họ. Đây không phải là nghiên cứu duy nhất phát hiện ra điều này.

Vanessa Bohns - nhà tâm lý thuộc Đại học Cornell (Mỹ) - và các đồng nghiệp đã thực hiện những thử nghiệm tương tự, trong đó các tình nguyện viên sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ hơn mười bốn ngàn người hoàn toàn xa lạ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những khám phá tương tự.

Chúng ta thường suy nghĩ tiêu cực về sự sẵn lòng giúp đỡ của người khác. Nhưng trên thực tế, mọi người thường rất sẵn sàng giúp đỡ chúng ta, vượt xa những gì chúng ta vẫn nghĩ: có đến 50% lời đề nghị giúp đỡ của các tình nguyện viên đã được đáp ứng. Hậu quả của suy nghĩ tiêu cực này là hầu hết chúng ta đều bỏ lỡ cơ hội tận dụng một trong những nguồn lực tốt nhất để hỗ trợ cho quá trình chinh phục mục tiêu của mình, đó là sự trợ giúp của người khác.

Khi đã biết rằng có gần 50% người dân New York sẵn sàng giúp đỡ khi điện thoại di động của chúng ta hết pin, hãy hình dung xem xác suất mà những người thân thiết sẵn lòng giúp đỡ chúng ta sẽ cao đến mức nào.

Chủ động tìm kiếm

Lời khuyên đầu tiên và cũng rất đơn giản mà chúng tôi muốn gửi đến bạn là hãy chủ động nhờ người khác giúp bạn theo đuổi mục tiêu của mình. Đây là lý do vì sao các thành viên ở BIT (Nhóm Nghiên cứu Hành vi của chính phủ Anh) thường suy nghĩ để tìm ra nhiều cách khác nhau để khuyến khích mọi người chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Chúng tôi áp dụng nguyên tắc này nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục.

Thành viên BIT là Raj Chande đã hợp tác cùng Giáo sư Todd Rogers của Đại học Harvard (Mỹ) và Giáo sư Simon Burgess của Đại học Bristol (Anh) để tìm ra những biện pháp đơn giản để khuyến khích các bậc cha mẹ chủ động giúp đỡ con cái của họ trong việc học tập. Phần lớn các bậc cha mẹ đều muốn giúp đỡ con mình, nhưng họ lại không biết nên bắt đầu từ đâu. Thậm chí nhiều phụ huynh còn lo rằng họ sẽ không giúp ích gì được cho con, khi mà chương trình học của học sinh ngày nay không giống với những gì mà cha mẹ bọn trẻ đã học trước đây.

Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu muốn cung cấp thêm một ít thông tin để các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ nhiều hơn cho việc học của con cái. Trung bình mỗi tuần, các bậc phụ huynh sẽ nhận được một tin nhắn từ nhà trường, trong đó có nhiều thông tin cần lưu ý khác nhau. Đó có thể là thông báo về bài kiểm tra sắp tới hoặc tin nhắn cập nhật về những gì học sinh đã học trong giờ Khoa học, Toán hay Anh văn..., cùng những gợi ý nhằm khuyến khích phụ huynh trò chuyện với con về các môn học này.

damnghinho-17-.jpg

Kết quả thử nghiệm cho thấy những tin nhắn đơn giản như trên có tác dụng cải thiện thành tích của học sinh tương đương một tháng học tập. Đây là một kết quả tuyệt vời khi mà chi phí bỏ ra hầu như bằng không. Các tin nhắn dạng này không chỉ có hiệu quả đáng ngạc nhiên mà còn được rất nhiều người ủng hộ.

Nhiều công trình nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu về tác dụng của tin nhắn, đã chứng minh sức mạnh của việc khuyến khích mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Hiếm khi nào chúng ta có thể tìm ra một phương pháp hữu hiệu đến thế - một phương pháp không tốn nhiều chi phí, nhưng lại có thể mang tới sự cải thiện đáng kể về thành tích và mang lại lợi ích vô cùng lớn cho những ai cần được giúp đỡ nhất. Vì thế, một khi đã tìm được thì chúng ta cần nhìn nhận về phương pháp này một cách nghiêm túc. Cụ thể, điều mà chúng ta nên ghi nhận là phương pháp này được xây dựng dựa trên một nguyên tắc rất đơn giản, theo đó chúng ta có thể giúp nhau hoàn thành mục tiêu.

Tóm lại, bạn nên tìm người giúp bạn theo đuổi mục tiêu của mình. Khi tìm được người như thế, hãy nghĩ xem bạn sẽ làm thế nào để nhờ họ giúp mình. Giống như những bậc phụ huynh nhận được tin nhắn thông báo từ nhà trường, người hỗ trợ bạn cũng cần được biết họ có thể giúp bạn như thế nào. Vậy nên khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, hãy xác định rõ bạn muốn họ giúp bạn làm những gì và vào lúc nào.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm kiếm sự giúp đỡ để hoàn thành mục tiêu