Việc người Ukraine tái bản Lục Vân Tiên, bao gồm cả sách song ngữ và sách đơn ngữ, vào đúng lúc này có ý nghĩa khá sâu sắc về mặt lịch sử.

Vì sao Ukraine vẫn tái bản truyện thơ Lục Vân Tiên dù Kyiv chưa lành bom đạn?

A.T (tổng hợp) | 20/07/2022, 16:17

Việc người Ukraine tái bản Lục Vân Tiên, bao gồm cả sách song ngữ và sách đơn ngữ, vào đúng lúc này có ý nghĩa khá sâu sắc về mặt lịch sử.

Sách in ở tỉnh Chernigiv, phía Bắc thủ đô Kyiv. Thành phố Chernigiv tuy bị tàn phá nặng nề, nhưng thị trấn nơi có xưởng in thì may mắn không bị bom đạn phá hủy.

Đây không phải là lần xuất bản đầu tiên bản dịch Lục Vân Tiên trong tiếng Ukraine, mà chỉ là tái bản. Bản in đầu tiên là năm 1983, do Nhà xuất bản Văn học nghệ thuật Dnepro, Kyiv xuất bản, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ukraine.

Thời điểm này, Lục Vân Tiên vẫn chưa được dịch ra tiếng Nga. Thực vậy, thống kê cho đến tháng 6.2022, tác phẩm Lục Vân Tiên được dịch ra 6 thứ tiếng, với 12 bản dịch, đó là tiếng Pháp, Ukraine, Nhật, Anh, Hàn và tiếng Thái cổ.

Nhiều người nghĩ rằng tiếng Ukraine chỉ là phương ngữ của tiếng Nga, thực ra không phải, tiếng Ukraine là một trong ba ngôn ngữ của nhóm Đông Slav, cùng với tiếng Nga và tiếng Belarus. Nhóm miền Tây Slav có tiếng CH Czech, Slovakia, Ba Lan. Nhóm miền Nam có Bulgaria, Serbia, Croatia. Tiếng Ukraine có hơn 30 triệu người dùng.

lvt.jpeg

Người dịch Lục Vân Tiên đầu tiên đó là bà Maya Kashel, một dịch giả văn học Việt Nam rất nổi tiếng sinh năm 1930. Khi chiến tranh ở Việt Nam bắt đầu nổ ra, bà học tiếng Việt và văn học Việt Nam. Sau đó bà dịch một tập truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam sang tiếng Ukraine, xuất bản ở Hà Nội. Với mục đích hoàn thiện kiến thức của mình, bà xin vào học tiếng Việt ở Viện Các ngôn ngữ phương Đông của Đại học Tổng hợp Moscow (MGU). 

 Thông qua sự nghiệp dịch thuật của mình, Kashel mong muốn “tăng cường mối quan hệ văn học Ukraine-Việt Nam, làm giàu cho nền văn học quê hương mình bằng những tác phẩm tiếng Việt hay nhất” - trong đơn xin vào Hội Nhà văn Ukraine.

Bà Kashel đã qua đời năm 1987, trước thời điểm Ukraine tách khỏi Liên Xô. Tuy nhiên, những tác phẩm bà để lại vẫn là cầu nối vô giá cho quan hệ văn học Ukraine-Việt Nam. Ngoài thơ Lục Vân Tiên, bà Kashel còn dịch dịch sang tiếng Ukraine như Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi (1972), Thơ Tố Hữu (1978)... 

Việc người Ukraine tái bản Lục Vân Tiên vào đúng lúc này có ý nghĩa khá sâu sắc về mặt lịch sử. Đây là một hoạt động đẹp, nhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ lớn của Việt Nam. Đây cũng là hoạt động hưởng ứng Nghị quyết tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu của UNESCO, mà Ukraine là thành viên.

Vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine phối hợp các đơn vị liên quan của Ukraine vừa tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được dịch ra tiếng Ukraine.

Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Tổ chức phi chính phủ Sáng kiến Ukraine (đơn vị đồng tổ chức), Hội Tri thức thành phố Kyiv, Viện Ngôn ngữ học thuộc Đại học Tổng hợp quốc gia Kyiv mang tên Shevchenko, Hội Hữu nghị Ukraine-Việt Nam, Hội nghị sĩ hữu nghị Ukraine-Việt Nam, Trường phổ thông liên cấp số 251 thành phố Kiev mang tên Hồ Chí Minh và đông đảo bạn bè Ukraine yêu mến văn học Việt Nam.

lvt3.jpg
Các đại biểu tại buổi giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên

Cùng tham dự có Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch và cán bộ các phòng ban Đại sứ quán. Thông qua nền tảng zoom, tham dự lễ ra mắt sách, còn có đông đảo sinh viên Ukraine đang theo học tiếng Việt và những người yêu thơ Nguyễn Đình Chiểu ở cả hai nước Việt Nam và Ukraine.

Tại buổi lễ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch cảm ơn các đơn vị liên quan của Ukraine đã hết sức tích cực trong việc tổ chức in và giới thiệu cuốn Lục Vân Tiên bằng tiếng Ukraine với bạn đọc trong nước.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch bày tỏ trong điều kiện khó khăn của Ukraine hiện tại, nhiều chương trình kỷ nhiệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã không thể thực hiện theo kế hoạch. Vì vậy, việc tổ chức giới thiệu cuốn Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đến đông đảo người dân Ukraine, mặc dù trong phạm vi còn khiêm tốn, là hoạt động rất có ý nghĩa góp phần mở rộng giao lưu văn hoá, hiểu biết giữa nhân dân hai nước.

Chủ tịch Tổ chức Sáng kiến Ukraine Yuri Kosenko khẳng định trong bối cảnh năm 2022 là năm kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Ukraine thiết lập quan hệ ngoại giao nên đây đây là thời điểm thích hợp để các bên liên quan tại Ukraine đẩy mạnh nghiên cứu về Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam và kinh nghiệm của Việt Nam là độc đáo.

Đồng thời, ông Kosenko nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn mà còn là một thi sĩ-chiến sĩ chống thực dân tiêu biểu, thể hiện sức mạnh đạo đức phi thường trong vóc dáng một nhà thơ mù lòa yếu ớt.

Cũng tại buổi lễ, đại điện Hội Tri thức Ukraine Vasili Vasilievich cho rằng tác phẩm Lục Vân Tiên có nhiều nội dung triết lý sâu sắc, do đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Ukraine vẫn tái bản truyện thơ Lục Vân Tiên dù Kyiv chưa lành bom đạn?