Như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) vừa lên tiếng dọa can thiệp quân sự ở Venezuela, để lật đổ chế độ Tổng thống Nicolas Maduro, phục hồi dân chủ và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đất nước này.

Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) dọa lật đổ Tổng thống Venezuela

Trần Trí | 15/09/2018, 18:30

Như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) vừa lên tiếng dọa can thiệp quân sự ở Venezuela, để lật đổ chế độ Tổng thống Nicolas Maduro, phục hồi dân chủ và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đất nước này.

Khi thăm một vùng biên giới Colombia giáp Venezulea hôm 14.9 (giờ Nam Mỹ), Tổng thư ký OAS Luis Almagro đưa ra lời cảnh cáo trên, đồng thời cáo buộc chính phủ Tổng thốngVenezuela là “một chế độ độc tài” gây ra cuộc khủng hoảng di trú trầm trọng tại khu vực.

Tại cuộc họp báo ở thành phố Cucuta (Colombia), ông Almagro nói: “Ngoài chuyện can thiệp quân sự để lật đổ chế độ của Maduro, tôi không nghĩ còn giải pháp nào khác. Điều chế độ Maduro làm là vi phạm tội ác chống lại loài người, vi phạm nhân quyền và gieo khổ nhọc cho người dân bằng cách gây ra cuộc chạy trốn ra nước ngoài. Cần ưu tiên các hoạt động ngoại giao, nhưng chúng tôi không loại trừ các hành động khác”.

Theo hãng tin AP, Tổng thư ký OAS là người chỉ trích thẳng thừng Tổng thống Maduro, nhưng trước đó, ông chưa hề tỏ ra sẵn sàng “làm quá” như chủ nhân Nhà Trắng. Năm 2017, ông Trump nói đến khả năng về “một giải pháp quân sự” chống Tổng thống Maduro.

Cũng năm ngoái, trong các cuộc gặp những lãnh đạo Mỹ La-tinh, ông Trump bàn khả năng tung quân Mỹ xâm chiếm Venezuela.

Tuy nhiên, đối với nhiều nước Mỹ La-tinh, viễn cảnh một cuộc can thiệp quân sự dễ gợi nhắc thời Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ chống lưng các cuộc đảo chính và nổi loạn ở nhiều nước như Chil lê, Cuba, Brazil.

Việc dọa nạt can thiệp quân sự của Tổng thư ký OAS đáng chú ý, vì ông Almagro từng lên án khu vực Mỹ La-tinh ủng hộ Mỹ xâm chiếm Cộng hòa Dominicana năm 1965, để lật đổ vị tổng thống dân cử nhưng thân Cuba. Vụ can thiệp này nhân danh OAS, làm chết hàng ngàn người và sau đó trong hàng chục năm, khu vực Mỹ La-tinh rất ghét ý tưởng lại dùng vũ lực chống lại một quốc gia có chủ quyền.

Đến năm 2015, ông Almagro xin lỗi về vai trò của OAS trong vụ xâm lược kể trên, và ông tuyên bố không bao giờ cho phép sự cố đau thương đó tái diễn.

Theo AP, trong khi tình hình Venezuela khác hẳn, và nhiều người cho rằng khó có khả năng xảy ra một vụ can thiệp quân sự, Tổng thống Maduro đã dùng lời dọa để tập hợp người dân ủng hộ ông lúc đất nước đang gặp khó khăn nghiêm trọng.

Gần đây, chính phủ Venezuela thực hiện cuộc đổi tiền, với đồng Bolivar mới bị xóa đi 5 số 0, trong nỗ lực chống siêu lạm phát và phục hồi nền kinh tế đang suy yếu mạnh.Các nhà kinh tế học ở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo tỉ lệ lạm phát của Venezuela sẽ chạm mốc 1 triệu % vào cuối năm 2018.

90% dân Venezuela sống trong cảnh nghèo, 60% thừa nhận bị đói ăn vì không có điều kiện mua lương thực. Tình trạng suy dinh dưỡng tăng vì mức lương tối thiểu/tháng chỉ bằng vài USD đã khiến nhiều sản phẩm cơ bản (như thịt gà) nằm ngoài tầm tay với của nhiều người dân. Nhiều gia đình đã phải moi rác tìm thức ăn thịu, cha mẹ nhịn đói cho con cái ăn....

Trong chuyến thăm thị trấn Colombia, Tổng thư ký OAS nói các nước phương Tây cần hợp tác làm việc, để giải cứu dân Venezuela đang ngày ngày bỏ chạy khỏi đất nước siêu lạm phát, thiếu lương thực.

Nhưng ông Almagro nói giải pháp tối thượng phải là phục hồi nền dân chủ ở Venezuela: “Cộng đồng quốc tế phải có câu trả lời. Chúng ta không thể cho phép một chế độ độc tài ở Venezuela tác động đến an ninh khu vực, thông qua buôn lậu ma túy, tổ chức tội phạm và đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Ông Almagro đã gặp những nhân viên cứu trợ và quan chức chính quyền Colombia ở Cucuta, nơi mà trường học và bệnh viện phải chật vật tiếp đón dòng di dân Venezuela tràn qua. Nhà ngoại giao trực tính thường bị chặn ngoài đường, để các nhóm di dân Venezuela kêu gọi ông giúp “giải phóng” Venezuela khỏi chế độ độc tài.

Ông Almagro nói trong khi các nước (như Uruguay, quê hương của ông) trong quá khứ từng có những chế độ độc tài mang nợ máu với nhân dân, thì chính phủ Maduro “vuợt trội’ trong việc tranh thủ việc thiếu lương thực, thuốc men làm “công cụ đàn áp” nhằm áp đặt ý chí chính trị.

Tổng thư ký OAS nói: “Như thế thì không thể chấp nhận được. Chúng ta chưa hề thấy một chính phủ vô đạo đức nào trên thế giới như chính phủ đó, không cho phép viện trợ nhân đạo nhập cảnh ngay giữa cuộc khủng hoảng nhân đạo này”.

Theo LHQ, hơn 2, 3 triệu dân Venezuela đã trốn ra nước ngoài trong vài năm gần đây. Ngày càng nhiều người không có tiền, vẫn liều lĩnh đi bộ đến các nước Nam Mỹ như Colombia, Ecuador Peru... với những hành trình nguy hiểm có thể kéo dài nhiều tuần.

Ông Almagro nói OAS đã lập một nhóm làm việc, để xem xét các cách giúp đỡ người di dân tuyệt vọng và giúp các nước tiếp nhận họ.

Gần đây, các nước OAS thông qua một nghị quyết, cáo buộc Tổng thống Maduro phá đổ trật tự hiến pháp Venezuela, khi ông tự tái đắc cử hồi tháng 5, trong một cuộc bầu cử tổng thống bị phe đối lập tẩy chay.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Colombia hôm 14.9 cho biết: Bộ đang điều tra thông tin sơ bộ rằng 20 lính Vệ binh quốc gia Venezuela lén qua một làng bên sông biên giới Colombia và bắt 3 dân thường.

Quan hệ Venezuela-Colombia căng thẳng từ nhiều năm qua, nhưng cho đến nay không tác động đến chính sách tiếp nhận dòng di dân Venezuela, theo AP.

Bảo Vĩnh (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) dọa lật đổ Tổng thống Venezuela