Theo Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng đáng tiếc có thể xảy ra và giữ được tài nguyên cho thế hệ sau.

Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam nêu 5 lý do loại bỏ ‘siêu dự án’ trên sông Hồng

Trí Lâm | 12/05/2016, 11:31

Theo Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng đáng tiếc có thể xảy ra và giữ được tài nguyên cho thế hệ sau.

Chiều 11.5, Tổ chứcMạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) ra thông báo đề nghị loại bỏ dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng. Lý do cụ thể được tổ chức này đưa ra như sau:

Thứ nhất,về hiệu quả điện năng từ dự án này mang lại thì quá nhỏ (228MW, tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn khi làm thủy điện bậc thang.

Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2020 theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23.5.2013 và Quyhoạch điện VII theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18.3.2016 nên việc triển khai dự án này sẽ phá vỡ quyhoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng ĐBSH.

Trong khi đó các nguồn năng lượng sạch và tái tạo khác đang bị bỏ ngỏ chưa được đầu tư khai thác thì việc đầu tư làm thủy điện bậc thang loại nhỏ có hiệu quả kinh tế thấp trên sông Hồng không thực sự cần thiết.

Thứ hai,VRN khẳng địnhdự án này ảnh hưởng tới sinh kế của người dân: việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt làgây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc ĐBSH.

Như vậy, cấp phép cho dự án này sẽ đồng nghĩa với việc thiếu nước tưới cho các tỉnh ĐBSH, ảnh hưởng tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người dân ĐBSH phụ thuộc vào dòng sông để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt.

Thứ ba, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng sông Hồng. Thượng nguồn sông Hồng là sông Thao và sông Lô - sôngGâm là nơi có những bãi cá đẻ và duy trì nguồn gien cho thủy sinh.

Nếu nạo vét làm âu thuyền cũng như đập thủy điện trên sông Hồng sẽ chặn đường di cư của cá và các loài thủy sinh khác vào mùa sinh sản. Ngoài ra, đáy sông Hồng hiện nay đã được cảnh báo tụt xuống 1m.

Việc đáy sông tụt xuống càng sâu càng nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trên cạn. Đáy sông tạo nên các hệ sinh thái trên cạn, quyết định mực nước ngầm của vùng. Đáy sông tụt xuống đồng nghĩa với mực nước ngầm giảm, kéo theo toàn bộ thảm thực vật trên cạn bị ảnh hưởng theo.

Vậy dự án này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đáy sông, hệ lụy ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, đa dạng sinh học vùng sông Hồng sẽ dần biến mất.

Thứ năm,theo VRN nên loại bỏ hẳn dự án này là những hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý là vô cùng lớn. Hiện các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, chưa có tiền lệ giao quyền sở hữu dòng sông, vốn thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân, cho một doanh nghiệp tư nhân khai thác và quản lý.

Nếu ''siêu dự án" nàyđược giao cho doanh nghiệp tư nhân triển khai, quản lý và thai thác, rõ ràng mục tiêu quản lý của Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển dân sinh sẽ khó đảm bảo thực thi và bị phụ thuộc mục tiêu chạy theo lợi nhuận của doanh nghiệp.

Như vậy, Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng đáng tiếc có thể xảy ra.

Trước đó, ngày 9.5, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo: “Chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật".

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam nêu 5 lý do loại bỏ ‘siêu dự án’ trên sông Hồng