Tính đến ngày 26.5.2022, có 26/63 tỉnh, thành phố thành lập 18.286 Tổ công nghệ số cộng đồng.

Tổ công nghệ số cộng đồng tăng gần gấp đôi trong tháng 5.2022

Thu Anh | 02/06/2022, 18:50

Tính đến ngày 26.5.2022, có 26/63 tỉnh, thành phố thành lập 18.286 Tổ công nghệ số cộng đồng.

Theo báo cáo tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 5.2022 của Bộ TT-TT, tính đến ngày 26.5.2022, có 26/63 tỉnh, thành phố (tăng 73,3% so với ngày 13.5.2022) thành lập 18.286 Tổ công nghệ số cộng đồng (tăng 90% so với ngày 13.5.2022).

Có 64.432 thành viên tham gia (tăng 113% so với ngày 13.5.2022). Trong đó, Lạng Sơn đã hoàn thành 100% đến cấp xã.

Trước đó, Bộ TT-TT cho biết có một số địa phương đã có những cách làm sáng tạo để giúp người dân chuyển đổi số, trong đó có sáng kiến thành lập “Tổ công nghệ số cộng đồng”.

Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.

to-cong-nghe-so-cong-dong-tang-gan-gap-doi-trong-thang-5.2022.jpeg
Ảnh: Internet

Bộ TT-TT nhấn mạnh: “Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”.

Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua “Tổ công nghệ số cộng đồng” để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Theo Bộ TT-TT, “Tổ công nghệ số cộng đồng” là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội.

Theo đó, văn bản số 793 của Bộ TT-TT về hướng dẫn thí điểm triển khai “Tổ công nghệ số cộng đồng” tại các địa phương đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, các hoạt động triển khai của Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ chức thực hiện.

Cụ thể, “Tổ công nghệ số cộng đồng” có nhiệm vụ thực hiện theo sự hướng dẫn, điều phối chung của Sở TT-TT, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT tại địa bàn trong việc hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân…

Bộ TT-TT khuyến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo UBND các quận/huyện, thành phố/thị xã giao Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng.

Trong đó, mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 1 “Tổ công nghệ số cộng đồng”. Hoạt động của “Tổ công nghệ số cộng đồng”, bao gồm tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch… thông qua các nền tảng số.

Điển hình như mở gian hàng số, cài ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, ứng dụng PC – COVID, ứng dụng phản ánh hiện trường, dịch vụ công, thông tin đất đai,…).

Bài liên quan
Thay đổi cách thức tuyên truyền phòng chống tảo hôn bằng công nghệ số
Nền tảng “Em Vui” là công cụ để giáo dục, truyền thông cho thanh thiếu niên, giúp các em có thể tự tin ứng phó và phòng chống tảo hôn, mua bán người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ công nghệ số cộng đồng tăng gần gấp đôi trong tháng 5.2022