Trong quá trình tính toán ảnh hưởng của thời gian hoạt động thể chất đến tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, các nhà khoa học Mỹ, Anh và Trung Quốc nhận thấy giới hạn sinh lý của quá trình trao đổi chất của các VĐV chạy marathon là 2,5 BMR (tỷ lệ trao đổi chất cơ bản - Basal Metabolic Rate), chỉ nhỉnh hơn tốc độ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai và cho con bú (2,2 BMR).

Tốc độ trao đổi chất của các VĐV chạy marathon chỉ nhỉnh hơn phụ nữ mang thai

Vũ Trung Hương | 11/06/2019, 10:44

Trong quá trình tính toán ảnh hưởng của thời gian hoạt động thể chất đến tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, các nhà khoa học Mỹ, Anh và Trung Quốc nhận thấy giới hạn sinh lý của quá trình trao đổi chất của các VĐV chạy marathon là 2,5 BMR (tỷ lệ trao đổi chất cơ bản - Basal Metabolic Rate), chỉ nhỉnh hơn tốc độ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai và cho con bú (2,2 BMR).

TheoNature,các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh và Trung Quốc đã tính toán ảnh hưởng của thời gian hoạt động thể chất đến tốc độ chuyển hóa trong cơ thể. Theo đó, sau 20 ngày chạy marathon, tốc độ chuyển hóa phải tăng gần gấp 3 lần mức cần thiết để duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể.

Các giới hạn sinh lý của quá trình trao đổi chất được thể hiện ở tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (Basal Metabolic Rate - BMR), là lượng calo mà cơ thể cần để duy trì các hoạt động chức năng như thở, tuần hoàn máu, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tăng trưởng tế bào, não và các cơ quan thần kinh, co cơ. BMR cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đốt cháy calo để duy trì trọng lượng hay giảm cân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cuộc đua xe kéo dài 23 ngày của Tour de France, tốc độ trao đổi chất tối đa của các tay đua là 4 - 5 BMR. Trong chiến dịch thám hiểm Bắc cực kéo dài 10 ngày, quá trình trao đổi chất của con người tăng tốc lên tới 6,6 BMR. Trong điều kiện lạnh ở một số loài gặm nhấm, quá trình trao đổi chất tối đa lên tới 7 BMR và những người tham gia cuộc thi 3 môn phối hợp kéo dài 11 giờ, giới hạn trao đổi chất đạt 9,4 BMR, còn chạy siêu marathon 25 giờ đạt 8,5 BMR.

Lần này, các nhà nghiên cứu đã định lượng mối liên hệ giữa tốc độ trao đổi chất tối đa và thời gian thực hiện hoạt động thể chất cao độ. Một nhóm nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia cuộc chạy marathon xuyên nước Mỹ (Race Across the USA, RAUSA), trong vòng 14 - 20 tuần lễ, người tham gia chạy trung bình 40km mỗi ngày, cứ 7 ngày lại nghỉ. Trước cuộc đua, các nhà khoa học đã đo giá trị BMR cơ bản của 5 VĐV nam và 1 VĐV nữ. Trong cuộc thi, nước uống của các vận động viên đã được thay thế bằng nước có chứa các đồng vị nặng của hydro (2H) và oxy (18О). Đo lượng đồng vị trong chất bài tiết của vận động viên, các nhà khoa học đã tính toán lượng carbon dioxide (СО2) tiết ra, phản ánh trực tiếp mức độ chuyển hóa. Sau đó, dữ liệu được so sánh với kết quả đã được công bố của các thử nghiệm khác.

Theo nghiên cứu, trong tuần đầu tiên của cuộc đua, chỉ số vẫn ở mức 4 BMR. Tuy nhiên, bất kể sự kiện thể thao nào, sau 20 ngày, mức tiêu thụ năng lượng giảm mạnh, chỉ đạt giá trị 2,5 BMR. Ở khoảng cách ngắn thì chưa đầy 1 ngày, vận động viên có thể tăng tốc độ trao đổi chất lên tới 20 BMR, nhưng trong điều kiện gắng sức dài hạn, kết quả luôn đạt đến giới hạn 2,5 BMR, cao hơn một chút so với phụ nữ trong khi mang thai và cho con bú (2,2 BMR).

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tốc độ trao đổi chất của các VĐV chạy marathon chỉ nhỉnh hơn phụ nữ mang thai