Ngày 13.9, quân đội Philippines, Bộ Ngoại giao Philippines, người phát ngôn tổng thống Philippines rồi đến Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã lên tiếng sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút khỏi miền Nam Philippines.

Tổng thống Duterte nói một lời, nhiều cơ quan phải vào cuộc phân trần

Cẩm Bình | 13/09/2016, 18:04

Ngày 13.9, quân đội Philippines, Bộ Ngoại giao Philippines, người phát ngôn tổng thống Philippines rồi đến Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã lên tiếng sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút khỏi miền Nam Philippines.

Ngày 13.9, tướng Restituto Padilla, người phát ngôn quân đội Philippines, lên tiếng khẳng định quan hệ quốc phòng Philippines-Mỹ rất bền chặt. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên tiếng yêu cầu lực lượngđặc nhiệm Mỹ rút khỏi miền Nam Philippines.

Tổng thống Duterte đãcho rằngcuộc chiến tiêu diệt các tay súng Hồi giáo cực đoan ở miền Nam Philippines trở nên phức tạp hơn khi Mỹ hiện diện quân sự tại đây. Vì vậy, ông đề nghị Washington rút các cố vấn Mỹ tại Zamboanga.

Trong tuyên bố mới nhất của quân đội Philippines, tướng Padilla giải thích: “Tuyên bố mới đây (của ông Duterte) sẽ chỉ ảnh hưởng đến số ít quân nhân Mỹ hoạt động giới hạn ở thành phố Zamboanga”.

Tuy nhiên, ông Padilla cũng khẳng định: “Họ đã hỗ trợ kỹthuật và huấn luyện cho binh lính Philippines trong cuộc chiến chống khủng bố tại Philippines. Chúng tôi cam kết với người dân và các đồng minh rằng quan hệ quốc phòng Philippines-Mỹ vẫn rất vững chắc”.

Trước khi quân đội Philippines lên tiếng, Bộ trưởngNgoại giao Philippines Perfecto Yasay đã phải đính chính rằng phát biểu của Tổng thốngDuterte không có nghĩa chính quyền Manila không tiếp tục tôn trọng cácthỏa thuận trong các hiệp ước quân sự kýkết với Mỹ.

Trang Philstar dẫn lời ông Ernesto Abella, người phát ngôn tổng thống Philippines, cho biết tuyên bố của Tổng thốngDuterte chưa trở thành chính sách và Philippines cũng không có ý quay lưng với mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

Phát biểu tại lễ nhậm chức của một số quan chức ngày 12.9, ông Duterte đã trưng hình ảnhcuộc thảm sát Bud Dajo của lính Mỹ nhắm vào người Hồi giáo khi xâm chiếm Philippines - Ảnh: Philstar

Sau tuyên bố của Tổng thốngDuterte, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Mỹ vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào từ Philippines. Tuy nhiên, ông Kirby nhấn mạnh rằng Mỹ cam kết giữ vững quan hệ đồng minh với Philippines và Mỹ lẫn ông Duterte đều cùng quan tâm đến sự an toàn của binh lính Mỹ tại Philippines.

Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh đến cácmối quan tâm và lợi ích chung giữa hai nước.Ông Earnest gọi tuyên bố của ông Duterte là “một phát biểu màu mè” và so sánh ông với ứng cửviên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.

Ông Earnest nhậnđịnh: “Các cuộc bầu cử không cho thấy được loại người nào sẽ đại diện cho đất nước của bạn trên vũ đài quốc tế. Đây chắc chắn là điều mà người dân Philipines phải chú ý”.

Ngoài ra, người phát ngôn Lầu Năm Góc Gary Rosscũng cho biết: “Chúng tôi sẽ tham vấn chặt chẽ với các đối tác bên Philippines để có điều chỉnh phù hợp với cách tiếp cận của chính quyền (Philippines) mới”.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Duterte nói một lời, nhiều cơ quan phải vào cuộc phân trần