Sau khi thách thức tối hậu thư của đảng cầm quyền Đại hội dân tộc Phi (ANC), Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã tuyên bố từ chức, trước khi Quốc hội Nam Phi tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm ông.

Tổng thống Nam Phi từ chức trước khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm

Trần Trí | 15/02/2018, 15:40

Sau khi thách thức tối hậu thư của đảng cầm quyền Đại hội dân tộc Phi (ANC), Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã tuyên bố từ chức, trước khi Quốc hội Nam Phi tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm ông.

Vụ từ chức của ông Zuma khép lại những ngày biến động ở đất nước mà lãnh tụ ANC Nelson Mandela từng đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid thành công năm 1994.

Tiếng thở phào nhẹ nhõm của nhân dân Nam Phi

Tiếp sau tuyên bố từ chức của ông Zuma, ANC lập tức siết hàng ngũ. Phó Tổng thư ký ANC Jessy Duarte nói đảng sẽ không “mừng vào một giai đoạn đau lòng, phải đi đến quyết định khó khăn là triệu hồi đồng chí Zuma. Đảng sẽ chào mừng những đóng góp nổi bật của đồng chí và chân thành cảm ơn sự trung thành phục vụ đảng suốt 60 năm qua”.

Ông Neeshan Balton, tổng giám đốc Quỹ Ahmed Kathrada (một tổ chức bất vụ lợi đề cao giá trị đấu tranh tự do) nói việc ông Zuma từ chức cần được đón nhận như “một dấu hiệu thở phào cho toàn bộ dân tộc Nam Phi. Lần đầu tiên sau gần 10 năm, đồng bào Nam Ohi có thể tái thụ hưởng vầng thái dương đã chiếu trên kỷ nguyên Zuma. Cuối cùng chúng ta có thể mừng một tổng thống đã trở thành biểu tượng của sự bào mòn tính minh bạch đã rời khỏi chức vụ”.

Trong diễn văn truyền hình khuya 14.2, vị Tổng thống 75 tuổi nói ông là một đảng viên biết giữ kỷ luật của đảng mà ông đã cống hiến cả đời.

Ông cũng nói không sợ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc luận tội, và ông sẽ tiếp tục phục vụ nhân dân Nam Phi và ANC, và quyết định từ chức của ông có hiệu lực lập tức. Ông Zuma cũng không còn giữ chức vụ cấp cao nào trong ANC.

Ông Zuma từng là một thành viên chống chủ nghĩa apartheid, làm lãnh đạo ANC từ năm 2007, trở thành Tổng thống từ năm 2009 và lẽ ra ông sẽ mãn nhiệm kỳ năm 2019.

Từ khi trở thành tổng thống Nam Phi, ông Zuma vướng nhiều tai tiếng tham nhũng. Ngoài mối quan hệ gây tranh cãi với gia đình Gupta, ông Zuma bị cáo buộc 783 tội danh tham nhũng lớn, trong đó cóvụ chính phủ Nam Phi mua vũ khí hàng tỉ USD hồi cuối những năm 1990.

Trong 9 năm dưới quyền ông Zuma, kinh tế Nam Phi suy yếu trầm trọng, và xảy ra nhiều cáo buộc chính phủ Zuma tham nhũng nặng.

“Giải pháp ác mộng” là luận tội Tổng thống

Ngày 13.2, Ban chấp hành ANC (NEC) đã ra tối hậu thư, buộc ông Zuma phải tình nguyện rời khỏi vai trò nguyên thủ quốc gia, nếu không thì đảng sẽ “triệu hồi khỏi nhiệm vụ được giao”, một từ kỹ thuật về quy trình buộc một đảng viên ANC phải từ chức.

Tối hậu thư không ra thời hạn cụ thể, nhưng nói ANC tin tưởng ông Zuma sẽ tuân thủ và “trả lời” trong ngày 14.12. Người phát ngôn ANC nói ông Zuma là một đảng viên ANC biết giữ kỷ luật, sẽ thực hiện điều tốt nhất của một đảng viên dành cho ANC.

Nếu ông Zuma không chịu từ chức, ANC sẽ phải áp dụng một “giải pháp ác mộng”, là ủng hộ đề xuất của Đảng Chiến sĩ tự do kinh tế (EFF, đối lập): vào ngày 22.2 tới, Quốc hội bỏ phiếu quyết định có nên luận tội ông Zuma hay không.

Trưa 14.2, ANC đã tuyên bố sẽ ủng hộ đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm tổng thống của EFF. Đến chiều, ông Zuma nổi giận, tuyên bố trên TV rằng ông không chấp nhận tối hậu thư của NEC.

Trước đó, lúc rạng sáng 14.2, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm “Đại bàng” Nam Phi trang bị vũ khí đầy mình, khám xét tòa nhà sang trọng của gia đình Gupta thân cận Tổng thống Zuma.

Cảnh sát “Đại Bàng” đã khóa con đường dẫn đến ngôi nhà của gia đình Gupta (người Ấn Độ) ở khu ngoại ô thượng lưu Saxonwold của thành phố Johannesburg.

Vài phút sau, một xe tải cảnh sát rời khỏi tòa nhà, cư dân hoan hô và rủa mắng nhóm bảo vệ. Đài truyền hình nhà nước SABC nói kết quả vụ khám xét là bắt 2 người của gia đình Gupta gồm 3 anh em có quan hệ tiêu cực với Tổng thống Zuma.

Một số người trong ANC và phe đối lập cùng ủy ban bài trừ tham nhũng quốc gia Nam Phi đều nói gia đình Gupta lợi dụng quan hệ thân cận và “lợi dụng tầm ảnh hưởng” để trúng nhiều quả thầu cấp chính phủ, và can thiệp vào công tác bổ nhiệm nhân sự chính phủ.

Cả hai dòng họ Gupta và Zuma đều phủ nhận các cáo buộc này. Trong khi đó, ngân hàng Baroda (Ấn Độ, có khách hàng là dòng họ Gupta) tuyên bố kế hoạch rút khỏi Nam Phi.

Người phát ngôn của lực lượng “Đại bàng” nói cuộc khám xét là một phần điều tra vụ “lợi dụng ảnh hưởng”.

Thủ lĩnh ANC “không muốn làm nhục” ông Mandela

Thủ tục từ chức là ông Zuma sẽ gởi thư đến chủ tịch Quốc hội Nam Phi. Nhưng ngày 13.2, Tổng thư ký ANC Ace Magashule (một đồng minh chính trị của ông Zuma) nói ông Zuma đòi ông có quyền “báo trước từ 3 đến 6 tháng” rồi mới từ chức.

Theo Reuters, khuya 12.2, chủ tịch ANC Cyrill Ramaphosa và ông Magashule đã lái xe đến dinh tổng thống để ra tối hậu thư với ông Zuma: từ chức hoặc sẽ bị“triệu hồi”.

Ông Magashule mô tả cuộc gặp là vui vẻ, hai bên đều muốn có một giải pháp hữu nghị, và tôn trọng ông Zuma là một lãnh đạo đóng góp lớn lao cho công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid, giải phóng dân da màu khỏi cường quyền của thiểu số da trắng.

Vị Tổng thư ký giải thích: “Không cần thiết phải làm nhục ông ấy. Chúng tôi khôngchọn quyết định này, vì ông Zuma không làm gì sai trái”.

Ông Ramaphosa cũng nói ông không muốn bêu nhục ông Zuma, nhưng ông đã vận động hành lang phía sau hậu trường để ông Zuma sớm thôi chức.

Theo Reuters, nếu ông Zuma không chịu thôi chức tổng thống, ANC có thể ủng hộ cuộc bỏ phiếu đồng ý luận tội, và trong trường hợp này, toàn thể chính phủ Nam Phi sẽ phải giải tán.

Nếu ông Zuma bị bãi nhiệm, chủ tịch Quốc hội sẽ làm tổng thống tạm quyền, cho đến khi bầu được tổng thống mới vào năm 2019.

ANC chiếm thế đa số ở Quốc hội, và theo điều lệ ANC, chủ tịch ANC Ramaphosa sẽ đảm đương chức tổng thống Nam Phi, nếu ông Zuma từ chức.

Nhưng ông Mmusi Maimane, thủ lĩnh đảng đối lập Liên minh dân chủ, nói các đảng đối lập đều ủng hộ cuộc luận tội và đề nghị tổ chức bầu cử sớm: “Bất kỳ ai từ ANC muốn lãnh đạo đất nước này đều phải có sự chấp thuận của nhân dân Nam Phi”.

Phó Tổng thống Nam Phi đối mặt với những thách thức

Từ khi Phó Tổng thống Ramaphosa, 65 tuổi, trở thành thủ lĩnh ANC hồi cuối năm 2017, đã có nhiều lời kêu gọi trong nội bộ ANC yêu cầu ông Zuma kết thúc sớm nhiệm kỳ 2 đầy tai tiếng, dù đến giữa năm 2019 ông mới mãn nhiệm.

Trước đó, ông Zuma không phản ứng với tối hậu thư của NEC, nên Reuters cho rằng đang có sự đấu đá quyền lực giữa vị Tổng thống 75 tuổi, với chủ tịch ANC Ramaphosa.

Trong cuộc chạy đua chức chủ tịch ANC với bà Nkosazana Dlamini-Zuma (vợ cũ của ông Zuma), ông Ramaphosa trúng cử, từ đó vị cựu chủ tịch công đoàn chú trọng bài trừ tham nhũng và phục hồi sự phát triển kinh tế.

Ông Ramaphosa sẽ phải giữ cân bằng, trong việc cần trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nhân trong nước, với việc đáp ứng đòi hỏi của người dân là phải có những biện pháp quyết liệt để xử lý những vấn nạn của Nam Phi. Ông đã nói Nam Phi đã thoát khỏi thời kỳ bất ổn, tối tăm, bước vào giai đoạn mới.

Ông Richard Calland, một chuyên gia về chính trị Nam Phi ở Đại học Cape Town, nói việc ông Zuma theo chủ nghĩa dân tộcphải ra đi sẽ cho ông Ramaphosa theo đường lối trung dung có cơ hội cùng lúc xây dựng lại cả ANC lẫn chính phủ.

Vĩnh Thụy (Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024
1 giờ trước Giáo dục
Từ hôm nay (2.5) đến 17 giờ ngày 10.5, Cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ mở để phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Nam Phi từ chức trước khi bị bỏ phiếu bất tín nhiệm