Hàng ngàn người Pháp đã tiếp tục tuần hành khắp đất nước phản đối việc chính phủ thúc đẩy kế hoạch tăng tuổi hưởng lương hưu mà không thông qua quốc hội.

Tổng thống Pháp ‘trả giá đắt’ vì cải cách lương hưu

Hoàng Vũ (theo Politico) | 20/03/2023, 07:15

Hàng ngàn người Pháp đã tiếp tục tuần hành khắp đất nước phản đối việc chính phủ thúc đẩy kế hoạch tăng tuổi hưởng lương hưu mà không thông qua quốc hội.

Theo Politico, ông Macron đang phải trả giá đắt cho việc thúc đẩy cải cách lương hưu khi một cuộc khảo sát hôm 19.3 cho thấy tổng thống Pháp đang phải đối mặt với mức độ tín nhiệm thấp.

70% số người tham gia khảo sát của báo Le Journal du Dimanche cho biết họ không hài lòng với tổng thống Pháp. Xếp hạng mức độ tín nhiệm của ông Macron đã giảm 4 điểm trong một tháng.

bieu-tinh-phap.png
Những người biểu tình phản đối cải cách hưu trí tại Pháp - Ảnh: AFP

Kể từ tháng 12, ông Macron đã bị tụt 8 điểm tín nhiệm. Chỉ 28% người tham gia khảo sát hài lòng với nhà lãnh đạo Pháp trong khi 70% không hài lòng, theo cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 9 - 16.3.

Tình trạng bất ổn gia tăng với hàng loạt cuộc đình công tại Pháp đã tạo ra thách thức nghiêm trọng nhất mà chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron phải đối mặt kể từ phong trào biểu tình "Áo vàng" cách đây 4 năm.

“Chúng ta phải quay trở lại thời điểm kết thúc cuộc khủng hoảng Áo vàng vào đầu năm 2019 để so sánh tình trạng hiện nay", Le Journal du Dimanche nhận định. Tờ báo Pháp cũng nhấn mạnh rằng thế hệ trẻ, nhân viên văn phòng và người dân lao động đang ngày càng tỏ ra bất mãn với Tổng thống Macron.

Được biết cải cách của ông Macron nâng tuổi hưởng lương hưu thêm hai năm, từ 62 thành 64 tuổi, điều mà chính phủ cho là cần thiết, để đảm bảo hệ thống lương không bị phá sản. Tuy nhiên, một số người lao động trong khu vực công sẽ mất các đặc quyền khi số năm làm việc cần thiết để nhận lương hưu đầy đủ sẽ tăng.

Cải cách hưu trí đã được áp dụng bởi các chính quyền trước song lần này nó vấp phải rất nhiều chỉ trích cùng với sự phản đối mạnh mẽ của công chúng. Một số phương tiện truyền thông Pháp nhấn mạnh rằng các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đa số người Pháp phản đối cải cách.

Đáng chú ý, ngay sau khi chính phủ Pháp hôm 16.3 dùng đến điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua dự luật cải cách hưu trí mà không cần đưa ra biểu quyết ở quốc hội, các cuộc biểu tình bùng phát ở nhiều thành phố khắp nước này.

Bộ Nội vụ Pháp hôm 19.3 tiết lộ, tổng cộng có 169 người, trong đó có 122 người ở Paris, đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình leo thang thành bạo động.

Bài liên quan
Thủ tướng Pháp vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm
Hãng Reuters đưa tin Thủ tướng Pháp Francois Bayrou vừa vượt qua phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm khởi xướng bởi phe cực tả, qua đó thành công giữ vững chính phủ thiểu số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
33 phút trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Pháp ‘trả giá đắt’ vì cải cách lương hưu