Tổng thống Nga Vladimir Putin không bảo vệ Qatar, khi nước này bị nhiều nước bao vây ngoại giao và kinh tế ngày 5.6, vì Nga đã hạ thấp quan hệ với Qatar sau vụ hải quan nước này đánh Đại sứ Nga tại sân bay Doha, theo báo Russia beyond the headlines.

Tổng thống Putin không bảo vệ Qatar vì hải quan Qatar đánh Đại sứ Nga

Trần Trí | 14/06/2017, 11:28

Tổng thống Nga Vladimir Putin không bảo vệ Qatar, khi nước này bị nhiều nước bao vây ngoại giao và kinh tế ngày 5.6, vì Nga đã hạ thấp quan hệ với Qatar sau vụ hải quan nước này đánh Đại sứ Nga tại sân bay Doha, theo báo Russia beyond the headlines.

Các chuyên gia Nga khẳng định Moscow sẽ không về phe nàovì Nga đã có quan hệ khó khăn với cả Qatar và với các thế lực chống tiểu quốc 2,4 triệu dân và có diện tích 11.586 km2ở vùng Vịnh này.

Ngày 5.6, toàn thế giới hướng sự chú ý vào Qatarkhi Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Bahrain, Yemen và đảo quốc Maldives cắt đứt toàn bộ quan hệ với Qatar. Họ cáo buộc Qatar thân thiện với Iran, ủng hộ các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, Al-Qaeda và Anh em Hồi giáo (ở Ai Cập) cũng như gây bất ổn cho vùng Trung Đông.

Ả Rập Saudi, UAE và Bahrain cho tất cả các công dân Qatar hai tuần để rời khỏi các nước này.

Bộ Ngoại giao Qatar nói rất tiếc vềnhững hành xử của các nước cắt quan hệ với Doha.

Hải quan Qatar đánh Đại sứ Nga bị thương

Moscow có lịch sử quan hệ khó khăn với Doha. Năm 2004 tại thủ đô Qatar, điệp viên Nga ám sát Zelimkhan Yandarbiyev, một trong những tên chỉ huy quân ly khai Chechnya đang lẩn trốn ở nước này. Chính quyền Qatar kết án tù chung thân 2 điệp viên Ngavà họ chỉ có thể về Nga sau những cuộc thương lượng kéo dài.

Ngày 20.11.2011,Đại sứ Nga Vladimir Titorenko bị hải quan và an ninh Qatar đánh ở sân bay Doha, trong lúc họ buộc ông đứng cách xa các túi đã niêm phong đựng trong túi ngoại giao. Lúc đó, hãng tin nhà nước Nga RIA Novosti nói rằng các quan chức an ninh Qatar tínhchiếutia X vào các túi ngoại giao của Nga.

Theo Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao, túi ngoại giao - cách ưa thích để gửi tài liệu cực nhạy cảm - được bảo vệ, cấm được mở hoặc tịch thu. Không ai được bắt người mang túi nàyvà người này phải được bảo vệ bởi chính phủ nước mà người đó đến.

Đại sứ Titorenko cùng hai nhân viên sứ quán bị đánh đến bị thương ở sân bay vàcác quan chức Nga gọi vụ này là “quá đáng”.

Ngày hôm sau, chính phủ Nga gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Qatar ở Moscow, yêu cầu điều tra lập tức vụ việc và công khai xin lỗivì “vi phạm trắng trợn các chuẩn mực của pháp luật quốc tế đã được công nhận”. Tiếp đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói chuyện với Thủ tướng và Ngoại trưởng Qatar, thông báo Nga hạ thấp quan hệ với nước này.

Giới truyền thông kết nối vụ này với việc Nga - Qatar mâu thuẫn về chuyện Syria. Nga ủng hộ chế độ Tổng thống Bashar Assad nhưng Qatar thì chống lại chế độ này.

Ngoài việc bất đồng về Syria, Nga và Qatar còn là đối thủ cạnh tranh thị trường khí đốt. Có một giả thiết rằng cuộc chiến Syria bùng nổ, tiếp sau việc Tổng thống Assad chặn ý tưởng lập một tuyến ống dẫn khí chạy qua Syria,để khí tự nhiên của Qatar vươn đến châu Âu.

Nhưng nhiều chuyên gia không ủng hộ giả thiết này. Trong một bài viết cho tạp chíForbes, chuyên gia năng lượngMikhail Krutikhin giải thích rằng vì nhiều lý do kinh tế, đơn giản là Qatar không có lãi khi lập một tuyến ống dẫn khí ngang qua Syria để đến châu Âu. Ông viết: “Bất kỳ dự án nào để cấp khí tự nhiên Qatar qua châu Âu bằng đường bộ cũng sẽ thua việc chuyển khí hóa lỏng bằng đường biển”.

Yếu tố “quỷ dữ” Iran ở Trung Đông

Nhà Ả Rập học Grigory Kosach, giáo sư khoa nghiên cứu phương Đông hiện đại ở Đại học Nhân văn quốc gia Nga, nói rằng“đòn tấn công” vào Qatar nhỏ nhưng giàu (nguồn dự trữ khí tự nhiên của Qatar đứng hạng ba thế giới) liên quan việc đối đầu quá đáng giữa Iran với Ả Rập Saudi.

Ả Rập Saudi xem Iran là “quỷ dữ số 1” ở Trung Đông, nên muốn lập một liên minh các nước Ả Rập để đối phó mối đe dọa từ Iran. Nhưng Qatar lại theo đuổi một chính sách độc lập và nay họ phải trả giá, theo nhận định của các chuyên gia.

Giáo sư Kosach nói với báoRussia beyond the headlines: “Các tuyên bố mới đây của lãnh đạo Qatar, Tiểu vương Tamim, nói Iran là một thế lực quan trọng trong khu vực nên phải tính đến vai trò của Tehran. Nhưng Ả Rập Saudi đã lên án nhận định của vị tiểu vương”.

Sau này, các quan chức Qatar đính chính rằng những tuyên bố của Tiểu vương là “tin vịt”. Nhưng điều này không làm Ả Rập Saudi hết tức, theo chuyên gia Anton Mardasov, trưởng khoa Xung đột Trung Đông ở Viện Phát triển sáng tạo (Nga).

Chuyến thăm Ả Rập Saudi ngày 24.5 của Tổng thống Mỹ Donald Trumpcũng giữ một vai trò trong việc Ả Rập Saudi và các nước phong tỏa Qatar. Ông Trump tuyên bố công khai ủng hộ vương quốc này và nói Iran là mối đe dọa chính cho Trung Đông.

Giáo sư Kosach giải thích: “Chắc chắn chuyến thăm này gieo cảm hứng cho lãnh đạo Ả Rập Saudi và cho họ niềm hy vọng mới”.

Vì thế, ngay sau chuyến thăm của lãnh đạo Mỹ, Ả Rập Saudi quyết thách thức Qatar.

Quan điểm Nga là trung lập, khuyên “các ông thôi đập nhau đi”

Tuy Moscow có quan hệ khó khăn với Qatar thế nào chăng nữa thìquan hệ Nga - Ả Rập Saudi cũng chẳng tốt hơn.

Chuyên gia Mardasov nói: “Nói chung Nga có quan hệ khó khăn với các nước vùng Vịnh. Nay chúng tôi đang cố gắngcải thiện tình hình này. Trong bối cảnh đó, Nga không cần đứng về phe nào trong một cuộc xung đột chẳng hề liên quan đến Nga.

Giáo sư Kosach đồng quan điểm với ông Mardasov. Theo ông Kosach, điều chủ yếu đối với Nga trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh là bảo đảm những bất đồng không gây ra những rối loạn lớn trên thị trường khí đốt.

Ông nói: “Nga sẽ chẳng có phần lợi nếu Nga ủng hộ một bên nào trong cuộc khủng hoảng này. Theo tôi, điều nhạy cảm nhất là nên chọn một vị trí trung lập tuyệt đối vàcó quan điểm chính thức này: “Các ông nên thôi đập nhau đi”.

Hiện Nga đang giữ thế trung lập. Ngày 5.6, người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Vladimir Putin nói Nga không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước vùng Vịnh, hy vọng cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết trong hòa bình. Ông Peskov từ chối bình luận về cáo buộc Qatar “chống lưng” cho các tổ chức khủng bố.

Trung Trực(theoRussia beyond the headlines)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Putin không bảo vệ Qatar vì hải quan Qatar đánh Đại sứ Nga