Tài khoản Facebook và Instagram của Tổng thống Donald Trump chạy quảng cáo kêu gọi người dùng Mỹ ký tên thỉnh nguyện để cấm TikTok.

Tổng thống Trump chạy quảng cáo Facebook, Instagram kêu gọi cấm TikTok

18/07/2020, 10:25

Tài khoản Facebook và Instagram của Tổng thống Donald Trump chạy quảng cáo kêu gọi người dùng Mỹ ký tên thỉnh nguyện để cấm TikTok.

Trang Facebook và Instagram của Tổng thống Donald Trump chạy quảng cáo cảnh báo rằng TikTok đang theo dõi bạn" và nói rằng người Mỹ xứng đáng được riêng tư.

Quảng cáo này liên kết đến một cuộc khảo sát hỏi liệu người dùng có nghĩ ông Trump nên cấm TikTok ở Mỹ không và những người tham gia khảo sát được đề nghị ủng hộ cho chiến dịch Trump.

Một quảng cáo trên tài khoản Tổng thống Trump cảnh báo "Trung Quốc đang theo dõi bạn" và kêu gọi người dùng ký tên thỉnh nguyện để cấm TikTok.

Phóng viên Taylor Lorenz của New York Times phát hiện ra các quảng cáo dạng này đã bị xóa nhưng còn lưu trữ trong lịch sử trên Facebook.

TikTok là công ty truyền thông xã hội mới nhất bị Tổng thống Mỹ chạy quảng cáo để tấn công.

Một tháng trước, Tổng thống Donald Trump từng chạy quảng cáo công kích Twitter, Snapchat với lý do “bịt miệng” ông và can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020. Quảng cáo được xuất bản vào 17.6 nhưng bị vô hiệu hóa cùng ngày.

Thời gian qua, các công ty truyền thông xã hội là mục tiêu của người thuộc đảng Cộng hòa vì bị tố “bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến”. Song, cuộc tấn công TikTok mang màu sắc khác.

Thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance có trụ sở Bắc Kinh, TikTok làm tăng mối lo ngại về an ninh quốc gia về việc có thể gửi dữ liệu người dùng Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc. TikTok nói không làm điều đó và cũng không tuân thủ các yêu cầu về dữ liệu từ chính phủ Trung Quốc. Dẫu vậy, luật pháp Trung Quốc năm 2017 yêu cầu các công ty tuân thủ các đề nghị thu thập dữ liệu an ninh quốc gia khi cần.

Trong tháng qua, các quan chức chính quyền Trump ủng hộ việc chống lại TikTok, còn các chính trị gia và công ty tư nhân cảnh báo nhân viên không nên sử dụng ứng dụng này. Căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc đang ở mức cao khi chính quyền ông Trump tiếp tục đổ lỗi cho nước này về sự lây lan của coronavirus.

Tháng trước, hàng ngàn người dùng TikTok tìm cách giảm số người tham dự buổi vận động tranh cử của ông Donald Trump hôm 20.6 tại thành phố Tulsa, tiểu bang Oklahoma, bằng cách đặt hàng ngàn vé trực tuyến rồi không đến. Tổng thống Mỹ rất tức giận vì bị chơi khăm.

Đầu tháng 7.2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chính quyền đang xem xét lệnh cấm TikTok.

Một lỗ hổng bảo mật được phát hiện vào tháng 3.2020 như cung cấp thêm bằng chứng cho ông Trump để cấm TikTok. Cụ thể là TikTok cùng nhiều ứng dụng có thể đọc và thu thập dữ liệu từ clipboard (vùng lưu trữ dữ liệu tạm thời) của iPhone. Đó là không gian lưu trữ những thứ bạn đã sao chép, cắt hoặc dán. Apple vẫn chưa khắc phục lỗ hổng trong phiên bản iOS mới nhất.

Các quảng cáo trên tài khoản Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh việc TikTok tận dụng lỗ hỗ bảo mật này để thu thập dữ liệu của người dùng.

"TikTok đã bị bắt quả tang theo dõi những gì trong clipboard trên điện thoại của bạn... Ký tên thỉnh nguyện ngay bây giờ để cấm TikTok", trích nội dung một quảng cáo.

Một quảng cáo khác trên tài khoản của Tổng thống Trump nhấn mạnh TikTok theo dõi người dùng.

Một quảng cáo khác có nội dung "Gửi TikTok, người Mỹ xứng đáng được riêng tư".

Trước đó, TikTok cho biết chỉ lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ trên các máy chủ ở chính nước này và Singapore, không gửi về Trung Quốc.

Cuộc tấn công TikTok có vẻ tương tự như chiến dịch gần đây của Tổng thống Trump chống lại Huawei và ZTE. Chính quyền ông Trump đã hất cẳng hai công ty công nghệ Trung Quốc này ra khỏi Mỹ với lý do “đe dọa với an ninh quốc gia”.

Ngoài ra, có một thực tế là Huawei đang xây dựng và tăng tốc phát triển mạng di động 5G trên thế giới - đây là việc kinh doanh mà chính quyền Trump muốn dành cho công ty Mỹ.

Hôm qua, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, gợi ý TikTok nên tách ra khỏi tập đoàn chủ quản ở Trung Quốc (ByteDance) và hoạt động như một công ty Mỹ độc lập để tránh lệnh cấm ở Mỹ.

ByteDance được thành lập vào năm 2012 và giá trị ước tính của nó hiện tại vào khoảng 100 tỉ USD.

Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối

Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G

Bị Trung Quốc bắt gỡ hơn 2.500 game khỏi App Store, Apple mất 7.880 tỉ đồng

Hacker không chiếm được tài khoản Tổng thống Donald Trump để lừa đảo, vì sao?

Hacker kiếm được bao nhiêu từ vụ chiếm tài khoản Obama, Bill Gates và nhiều tỉ phú?

Nhân Hoàng

Bài liên quan
EU cho TikTok 24 giờ để đánh giá rủi ro của TikTok Lite với sức khỏe tâm thần người dùng
Ủy ban châu Âu hôm 17.4 cho biết TikTok có 24 giờ để đưa ra đánh giá rủi ro với ứng dụng TikTok Lite vừa ra mắt tháng này tại Pháp và Tây Ban Nha, do lo ngại về tác động tiềm ẩn của nó với trẻ em và sức khỏe tâm thần người dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump chạy quảng cáo Facebook, Instagram kêu gọi cấm TikTok